Với câu hỏi này thông thường nhà tuyển dụng muốn biết khả năng tổng hợp thông tin; cũng như kỹ năng trình bày logic của ứng viên
Tóm tắt ngắn gọn (3 phút trở lại) quá trình làm việc tính từ công ty gần nhất về trước; chỉ cần nói tên cty, khoảng thời gian và chức danh thôi; không nên kể quá nhiều về kinh nghiệm.
Kể quá chi tiết về kinh nghiệm hoặc nói dong dài về quê quán; sở thích, điểm mạnh/điểm yếu. Hãy nhớ bạn chỉ có 2-3 phút cho câu hỏi này thôi nhé.
Trong khi trả lời, hãy khéo léo lồng ghép cảm xúc của bạn trong từng giai đoạn của dự án, những gì mà bạn học được sau khi dự án kết thúc. Đây chính là lúc chứng minh bạn đã tâm huyết thế nào với công việc của mình.
Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt.
Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên.
Xem thêm: https://nv.com.vn/li-do-tham-du-cuoc-phong-van/
Đây là 1 trong những câu phỏng vấn xin việc thường gặp nhất.
Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ…
Áp lực có thể đến từ nhiều vấn đề, do công việc, từ vấn đề gia đình, xã hội, điều quan trọng là bạn cần có cách giải quyết nó.
Cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là hãy cho thấy bạn đã từng đối mặt với áp lực và bạn nắm được những phương pháp cân bằng và biết cách vượt qua nó.
Hãy cho thấy bạn không sợ phải đối mặt với các áp lực công việc.
Trên đây là 5 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn do nv.com.vn tổng hợp, chúng ta cùng xem tiếp phần 2 của series này nhé
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: jobsgo.vn, timviec365.vn, sinhviendanghoc.lhu.edu.vn,…)