Để có một ngôi nhà hay những công trình hoàn hảo, tuyệt đẹp thì vai trò của các kiến trúc sư là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ công việc của kiến trúc sư là gì? Và những yêu cầu cơ bản đối với một kiến trúc sư là như thế nào. Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu về công việc của kiến trúc sư qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Định nghĩa về kiến trúc sư

Kiến trúc sư là người xây dựng ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc của các công trình, cảnh quan, nội thất,… dựa trên việc đưa ra các giải pháp về tính thẩm mỹ, công năng và các giải pháp kỹ thuật cho các công trình, bảo đảm tạo nên một thiết kế kiến trúc tổng thể đẹp mắt và mới lạ tại một vùng, khu công nghiệp, khu dân cư hay cảnh quan đô thị… . Ngoài ra, các kiến trúc sư còn có vai trò giám sát trực tiếp và chịu trách nhiệm về quy trình xây dựng công trình theo đúng bản kế hoạch, bản vẽ đã chốt.
Công việc của các kiến trúc sự là dùng sự sáng tạo và chất xám của bộ não cùng với sự khéo léo của đôi tay để tạo nên những bản vẽ cho dự án mới hay tái cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các dự án cũ theo như yêu cầu của chủ đầu tư hay khách hàng.
2. Công việc của các kiến trúc sư

Thiết kế quy hoạch
- Khảo sát thực tế nhằm nắm bắt được hiện trạng xây dựng về: mạng lưới điện nước, hệ thống đường sá, điều kiện sống, phân bố dân cư,…;
- Ghi chép, chụp ảnh và gặp gỡ người dân địa phương cũng như những người có liên quan để thảo luận và tìm kiếm ý tưởng;
- Phác thảo các bước và áp dụng thiết kế: vẽ các mặt đứng, mặt bằng và phối cảnh,…;
- Hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ trước chủ đầu tư, lãnh đạo, cơ quan chức năng,…
- Đây là những bước có qui mô lớn và phức tạp nên thường sẽ làm việc theo nhóm.
Thiết kế cảnh quan
- Bao gồm ghép cảnh phong cảnh, cảnh quan chuyên biệt hay cảnh quan đô thị;
- Chọn lọc, thiết kế và bố trí những hình khối chính xác vào trong 1 chỉnh thể đồng nhất và hài hòa: hồ nước, thảm cỏ, nền đường, bầu trời hay cầu vượt,…
- Ngoài ra cần có sự ăn ý về thực vật học, kiến thức sinh thái để thiết kế ăn khớp với môi trường thiên nhiên.
Thiết kế nội thất

- Tìm tòi, nghiên cứu nhằm nắm được sở thích, tâm lý và nhu cầu của khách hàng để tìm ra những hướng thiết kế, bày trí các thiết bị và vật dụng thích hợp nhất.
- Chọn lọc, thiết kế và bố trí nội thất bên trong như: giường, bàn ghế, đèn, tủ, trang trí sàn, tường, trần nhà… đảm bảo tính đẹp mắt, đồng bộ, có tính thẩm mỹ cao.
Thiết kế kiến trúc công trình
Cũng giống như thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình cũng gồm có: đi thực địa, phác thảo đề cương công việc, xây dựng ý tưởng, vẽ hình mẫu, làm việc với các chuyên gia và kỹ sư, đi vào hoạt động thiết kế và bảo vệ trước các bên liên quan. Khi công trình được duyệt và áp dụng thi công thì các kiến trúc sư phải đi theo dõi, giám sát công trình có được thi công lắp đặt đúng như mẫu thiết kế hay không?
Phối hợp với các bên liên quan
Để chắc chắn tính đồng nhất cao với công trình thực tế, độ khả thi của bản thiết kế và không vi phạm tới các chuẩn mực và quy định về môi trường, quy hoạch – các kiến trúc sư cần phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, bao gồm:
- Bộ phận bảo vệ môi trường, Luật quy hoạch thành phố, ngân sách dự án;
- Các chuyên gia tư vấn về bất động sản, đo đạc;
- Quản lý xây dựng, kỹ sư xây dựng,…
Giám sát thi công lắp đặt công trình
- Trực tiếp đi hiện trường để giám sát các công đoạn và chất lượng thi công;
- Phối hợp với chủ thầu, quản lý xây dựng để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hạng mục xây dựng, chắc chắn xây dựng đúng nguyên liệu và kết cấu…;
- Yêu cầu chỉnh sửa hoặc xây lại nếu như phát hiện gian lận hoặc sai phạm trong thi công;
- Phối hợp với các bên liên quan để nghiệm thu tổng thể sau khi công trình hoàn tất.
Viết báo cáo và đề xuất phương án xử lý sự cố (nếu có)
- Viết báo cáo công việc, đánh giá độ khả thi của công trình cho khách hàng, chủ đầu tư theo dõi;
- Chỉ định các đề nghị chính xác của dự án, cho từng cá nhân và bộ phận có liên quan;
- Điều chỉnh những nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực, công trình vốn, nguyên vật liệu…;
- Đề xuất những phương án khắc phục lỗi trong các bước thi công lắp đặt và nghiệm thu công trình.
Những công việc khác
- Ngoài thiết kế là chính thì kiến trúc sư còn tham gia giám sát, quản lý thi công lắp đặt suốt trong quãng thời gian thi công lắp đặt công trình…;
- Tham gia những cuộc họp với khách hàng, các bên liên quan và đóng góp ý kiến, chỉnh sửa bản vẽ dựa trên sự thống nhất giữa các bên;
Xem thêm: Nhân viên bán hàng là gì? Những yêu cầu cơ bản cần có của một nhân viên bán hàng
3. Làm thế nào để biết bạn phù hợp với nghề kiến trúc sư?
Đam mê với không gian và các tòa nhà

Là một kiến trúc sư, bạn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình diện mạo thành phố ở cả vĩ mô lẫn vi mô. Nếu như bạn bị tác động bởi môi trường luôn thay đổi và muốn thúc đẩy nó hướng tới một tương lai bền vững và lành mạnh thì kiến trúc sư sẽ là lựa chọn thích hợp cho bạn.
Liên kết giữa văn hóa và con người
Mọi không gian đều có điểm độc đáo riêng và phản ánh người sống đặc điểm, tính cách và văn hóa của người sống trong đó. Kiến trúc bị ảnh hưởng bởi sự tương tác không ngừng của con người, kinh tế, địa lý, tôn giáo, tín ngưỡng văn hóa. Nếu như bạn thấu hiểu những điều này, bạn sẽ cải thiện tốt công năng và tính chất của kiến trúc xung quanh trong tương lai.
Cảm giác thỏa mãn khi nhìn tác phẩm của chính mình
Một trong số những điều tuyệt vời nhất đối với một kiến trúc sư là bạn có thể nhìn thấy thành quả lao động của mình trong thực tế. Nhiều tháng làm việc liên tục, lịch trình bận rộn, gia hạn thời gian hoàn thành, các cuộc họp liên tục cuối cùng đổi lại là một công trình xây dựng khang trang. Thiết kế là một quá trình vô cùng phấn khích, nhưng đây chỉ là một phần công việc của nghề kiến trúc. Thiết kế được tuân theo bởi những hoạt động xây dựng tại công trường và mô phỏng bản thiết kế trong đời thực.
Thiết kế sáng tạo
Kiến trúc sư có quyền thể hiện sự sáng tạo của mình và tự do thiết kế, nhưng họ không phải là họa sỹ. Kiến trúc sư cần xem xét rất nhiều chi tiết công nghệ và kỹ thuật xây dựng, những hoạt động thi công trên công trình. Không có giới hạn trong thiết kế chính là điều tạo nên sự thú vị của nghề kiến trúc. Trong quá trình thiết kế, kiến trúc sư không bao giờ cứng nhắc mà luôn có tư duy sáng tạo nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất.
4. Những yêu cầu và kiến thức cần có của một kiến trúc sư

- Có bằng cử nhân chuyên ngành kiến trúc.
- Có kỹ năng làm việc với những thiết kế 3D.
- Kỹ năng chịu áp lực tốt và tư duy sáng tạo.
- Những kiến trúc sư phải có kiến thức về quy chuẩn xây dựng và công nghệ xây dựng.
- Có khả năng chuyển đổi ngôn ngữ thành hình ảnh.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Có kiến thức về pháp luật liên quan tới quy chuẩn xây dựng, cơ sở hạ tầng, luật xây dựng.
- Có kiến thức về mỹ thuật, tư duy trừu tượng tốt, khả năng hội họa để có thể phác họa ý tưởng ra giấy. Đam mê và yêu thích hình khối, có ý thức sáng tạo cái đẹp.
Lời kết
Kiến trúc sư là những nguời góp phần thổi hồn vào những không gian nhà ở, công trình nhờ những kiến thức và hiểu biết của mình. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của kiến trúc sư cũng như những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc ở vị trí này.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: giabaogroup.vn, vieclamnhamay.vn, hoangminhdecor.com)