Quản trị nhân sự hay Quản lý nguồn nhân lực là công tác quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Các giám đốc, người quản lý muốn vận hành công ty hiệu quả đều cần phải rèn luyện cho mình kỹ năng quản trị nhân sự hoặc ít nhất là phải xây dựng được một quy trình quản trị nhân sự chi tiết, nghiêm ngặt cho công ty của mình.
Quản trị nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị, bởi con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn, sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản trị.
Như chúng tôi đã đề cập, quản trị nhân sự có những ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp. Vậy, những vai trò chính xác của công việc này và những việc làm cụ thể của một người chuyên về nhân sự bao gồm những gì?
Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà nước qui định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp.
Một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp có thể có vấn đề nhân viên bỏ việc, bộ phận có tỷ lệ nhân viên vắng mặt cao, bộ phận khác có vấn đề thắc mắc về chế độ phụ cấp… Trong tất cả các vấn đề trên, người phục trách về nhân sự sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận việc giải quyết các vấn đề này
Bộ phận quản trị nhân sự cũng quản lý các chương trình lương, lương bổng, an toàn lao động. Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ nhân viên có hiệu quả, giúp cho các bộ phận khác đánh giá chính xác việc hoàn thành công việc của nhân viên.
Bộ phận quản trị nhân sự đảm nhận chức năng kiểm tra quan trọng bằng cách giám sát, các bộ phận khác đảm bảo việc thực hiện các chính sách, các chương trình thuộc về nhân sự đã đề ra hay không; kiểm tra các thủ tục, kiểm tra các bộ phận khác đánh giá thành tích nhân viên có đúng không, hay có bỏ sót một phần thành tích nào đó hay không.
Một người quản trị nhân sự cần phải linh hoạt và có đầy đủ những kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả như:
Kỹ năng là yếu tố “sống còn” trong bất kỳ ngành nghề nào, trong đó có nghề quản lý nhân viên hành chính nhân sự. Vậy những kỹ năng mà nghề này cần có là gì? Chúng ta thử liệt kê một vài kỹ năng xem sao nhé?
– Đây hẳn là yếu tố quan trọng bậc nhất, nếu bạn muốn làm quản lý nhân sự. Bạn có năng lực thực sự thì sẽ không ngại bất kỳ điều kiện môi trường làm việc nào. Bạn phải biết cách dự báo nguồn nhân sự, phác họa được chân dung các ứng viên tốt. Phải sắp xếp được các cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao. Bạn phải đặt ra các câu hỏi phỏng vấn để nắm bắt được yêu cầu nhân sự qua ứng viên…
– Ngoài ra, bạn cũng buộc phải có các kỹ năng về nhân sự như chiến lược quản lý nhân sự. Bạn phải lên được các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, tuyển dụng – đào tạo nhân sự… Cần phải có khả năng phân tích, tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực được hợp lý, lâu dài.
– Quản lý được nhân viên hành chính nhân sự, bạn buộc phải có khả năng và kỹ năng giao tiếp tốt. Phải nhạy bén, khéo léo trong phong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty. Hiểu rõ tính cách – tính chất công việc của mỗi người để có thể sắp xếp hợp lý. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng đưa ra được những lời khuyên khi cần thiết.
Ngoài ra, kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp cũng khá quan trọng. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết được các mâu thuẫn nội bộ. Giúp bạn trong quá trình thuyết phục sếp chấp nhận các kế hoạch do bạn đề ra.
Đã là quản lý, thì bạn sẽ dễ gặp các trường hợp các áp lực. Nếu bạn không có kỹ năng điều chỉnh, giải quyết các áp lực thì rất khó hoàn thành nhiệm vụ. Và nếu không giải quyết triệt để, áp lực công việc của bạn sẽ càng tăng lên.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp quản lý nhân sự dễ nhận ra được các vấn đề. Sau đó sẽ nhanh chóng tìm ra được hướng giải quyết phù hợp nhất để “xử lý” chúng. Kỹ năng thương thuyết sẽ giúp bạn thuyết phục các bên chấp thuận hình thức giải quyết bạn đề xuất.
– Kỹ năng thương thuyết sẽ giúp bạn vững hơn trong quá trình thương lượng mức lương cho nhân viên mới.
– Nghề quản lý nhân sự cũng buộc phải có kỹ năng lắng nghe. Bạn phải lắng nghe để hiểu được nhân viên, điều chỉnh kịp thời các rủi ro trong quá trình làm việc.
– Ngoài ra, quản lý nhân sự cũng phải có kỹ năng làm việc nhóm. Vì trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các bộ phận khác nhau trong công ty. Bạn phải hòa đồng, biết cách phối hợp với mọi người để công việc nhóm thuận lợi và thành công hơn.
– Kỹ năng này sẽ giúp quản lý nhân sự rất nhiều trong quá trình phỏng vấn các ứng viên. Qua đó, bạn sẽ nhận biết và đánh giá chính xác tiềm năng của họ. Chính kỹ năng này sẽ giúp bạn nắm bắt và giữ chân được những nhân viên giỏi ở lại.
Bạn hãy tìm hiểu rõ những kiến thức về ngành Quản trị nhân lực, nv.com.vn hy vọng bạn tìm đúng ngành nghề mình yêu thích.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: tinomail.com, amis.misa.vn, nguonlucquocte.com,…)