Site icon Nv.com.vn

Nhân viên kiểm toán là gì? Những yêu cầu cần có của một nhân viên kiểm toán

Công việc chính của những nhân viên kiểm toán chính là xác minh và kiểm tra tính trung thực của các báo cáo tài chính. Ngoài ra, các nhân viên kiểm toán còn có những nhiệm vụ khác như lập kế hoạch kiểm toán, xây dựng các chương trình kiểm toán… Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu về những công việc của nhân viên kiểm toán qua bài viết dưới đây.

1. Kiểm toán là gì?

Kế toán và kiểm toán là hai lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Nếu như công việc của kế toán chính là cung cấp những thông tin liên quan đến tài chính của một công ty thông qua báo cáo tài chính thì công việc của kiểm toán là xác minh và kiểm tra tính trung thực của các báo cáo tài chính đó. Nhờ đó, kiểm toán sẽ cung cấp các thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của công ty đó. Hiểu theo một cách khác thì kiểm toán chính là quá trình thu thập, phân tích, đánh giá toàn bộ những tài liệu, thông tin liên quan đến tài chính được cung cấp bởi kế toán. Sau đó xác định và báo cáo mức độ thích hợp giữa thông tin được kiểm tra với những chuẩn mực được thiết lập.

Xem thêm: Tìm hiểu làm PG là gì? Kinh nghiệm ứng tuyển

2. Những công việc cần làm của một nhân viên kiểm toán

Xây dựng kế hoạch kiểm toán

Xây dựng kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong công việc của nhân viên kiểm toán, vì nó định hướng cho toàn bộ cho những hoạt động sau này. Nếu như có một kế hoạch tốt, mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và bạn luôn ứng phó được với những tình huống phát sinh.

Xây dựng các chương trình kiểm toán

Kỹ năng xây dựng các chương trình kiểm toán cũng là kỹ năng không thể thiếu đối với bất cứ nhân viên kiểm toán nào. Nó giúp cho công việc của kiểm toán viên được chặt chẽ và chính xác. Trong các chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần xác định thứ tự các bước kể từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc công việc kiểm toán.

Thu thập thông tin bằng phương pháp kiểm toán

Ghi chép

Ghi chép là một trong những thao tác nghiệp vụ thiết yếu của nhân viên kiểm toán. Những nhận định về các con số, các nghiệp vụ, các sự kiện phải được kiểm toán viên ghi lại đầy đủ. Công việc này nhằm tích lũy các bằng chứng khách quan cho kết luận của kiểm toán.

Lập báo cáo

Lập báo cáo là bước cuối cùng trong công việc của nhân viên kiểm toán. Nghiệp vụ này đòi hỏi bạn cần phải có khả năng diễn đạt.

Xem thêm: Nhân viên lễ tân là gì? Những kỹ năng cơ bản cần có của một nhân viên lễ tân

3. Những yêu cầu cơ bản đối với một nhân viên kiểm toán

Tính độc lập

Tính độc lập được xem như là điều kiện cần giúp đạt được mục tiêu của các hoạt động kiểm toán. Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của nhân viên kiêm toán. Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị nếu người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập dù cho cuộc kiểm toán đó được thực hiện bởi người có trình độ cao. Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi trách nhiệm và sự trung thực  của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán. Bên cạnh đó, những kiểm toán viên không bị ràng buộc trong việc tiếp xúc với những báo cáo và tài liệu của công ty.

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải không bị tác động và chi phối bởi bất kỳ lợi ích tinh thần hay vật chất gây ảnh hưởng đến sự khách quan, trung thực và độc lập nghề nghiệp của mình. Tất cả các câu hỏi về những xử lý kế toán hay tình hình kinh doanh của công ty cần được trả lời đầy đủ và bảo đảm kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán.

Tư chất đạo đức

Con người luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu và mang tính quyết định trong những hoạt động xã hội, kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm toán, khi mà những sản phẩm của hoạt động này không có khuôn mẫu định sẵn và phụ thuộc vào tính chủ quan của các nhân viên kiểm toán. Điều quan trọng hơn hết là kiểm toán viên phải luôn duy trì được tính khác quan, độc lập trong công việc cũng như khi đánh giá, xem xét những bằng chứng kiểm toán. 

Kiểm toán viên phải là có lương tâm nghề nghiệp và luôn làm việc với sự cẩn thận cao nhất. Trong quá trình kiểm toán nên bảo đảm trung thực, thẳng thắn và có chính kiến. Đồng thời kiểm toán viên phải tôn trọng sự thật, công bằng và không được thiên vị. Kiểm toán viên phải thường xuyên rèn luyện tính cẩn thận và những kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc của mình. Mọi sự bất cẩn đều sẽ dẫn đến những rủi ro trong khi kiểm toán, gây ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và những đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán.

Các nhân viên kiểm toán phải tôn trọng bí mật của các thông tin thu thập được khi kiểm toán, không được tiết lộ thông tin liên quan đến khách hàng cho người thứ ba khi chưa được phép của người có thẩm quyền. Trừ những trường hợp khi có nghĩa vụ phải công khai trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình hay theo yêu cầu của pháp luật.

Năng lực, nghiệp vụ

Nguyên tắc cơ bản chi phối các cuộc kiểm toán đòi hỏi các kiểm toán viên phải thực hiện công việc với đầy đủ những chuyên môn cần thiết… Nhằm bảo đảm thu thập được những bằng chứng kiểm toán phù hợp và đầy đủ, kiểm toán viên phải:

Để đạt được những yêu cầu trên, các nhân viên kiểm toán cần phải đạt được trình độ chuyên môn vững vàng về kế toán, hiểu biết về chế độ chính sách kế toán, tài chính và luật pháp. Bên cạnh đó, để trở thành kiểm toán viên và có thể thực hiện công việc độc lập bạn cần phải được những kiểm toán viên có kinh nghiệm hướng dẫn, kèm cặp trong các cuộc kiểm toán thực tế.

Ngoài ra các kiểm toán viên phải có nghĩa vụ duy trì trình độ nghiệp vụ và kỹ năng trong suốt quá trình hành nghề. Luôn cập nhật những thông tin về chính sánh tài chính, kế toán liên quan đến lĩnh vực kiểm toán. Về mặt pháp lý những kiểm toán viên chỉ được hành nghề khi đã đăng ký với các cơ quan chức năng có thẩm quyền sau khi đã trúng tuyển kỳ thi cấp quốc gia về cấp chứng chỉ kiểm toán viên.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết về kiểm toán cũng như những công việc mà những nhân viên kiểm toán cần phải thực hiện. Bên cạnh đó còn cung cấp những yêu cầu cơ bản mà một nhân viên kiểm toán cần có giúp bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi muốn tham gia vào ngành nghề này.

Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: russellbedford.vn, hanoi1000.vn, kle.edu.vn)

Exit mobile version