Site icon Nv.com.vn

Những mẹo giúp bạn phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm làm việc

Job Interview Main Picture 679x480 15512642841411135550999 Crop 1551264291924817367901 2

Những mẹo giúp bạn phỏng vấn sau đây sẽ giúp bạn phỏng vấn thành công mặc dù khi chưa có kinh nghiệm làm việc, cùng tìm hiểu nào

Câu hỏi 1: Giới thiệu về bản thân bạn?

Trong phần này nên đưa ra cái nhìn tổng quan và các điều quan trọng của bản thân đảm bảo một số mục cơ bản sau:
– Họ và tên.
– Tóm tắt quá trình học tập và làm việc.
– Chuyên môn.
– Sở trường và sở thích.
– Tình trạng hôn nhân, thời gian dành cho công việc.

Trả lời phỏng vấn được trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu gói gọn trọng 2 phút, tránh nói dài dòng, miên man tạo cảm giác chán nản cho người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 2: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Trước tiên bạn phải xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bạn là gì, đồng thời nói ra mục đích cuối cùng bạn muốn hướng tới là gì.

Câu hỏi 3: Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?

Trong trường hợp bạn chưa có nhiểu kinh nghiệm, hãy nói bạn đang muốn theo đuổi công việc này và dành nhiều thời gian học học, phát triển kỹ năng, bạn đang mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.

Xem thêm: https://nv.com.vn/cach-vuot-qua-vong-phong-van/

Mẹo giúp bạn thành công khi phỏng vấn

Thể hiện sự đam mê của bạn đối với công việc

Một điểm sẽ giúp bạn xin việc khi chưa có kinh nghiệm đó chính là đam mê. Với đam mê cháy bỏng, bạn có thể vượt qua bất kì ai. Hãy thể hiện rằng bạn vô cùng yêu thích công việc này. Vậy thể hiện ra sao ư? Bạn hãy thể hiện chúng từ email ứng tuyển, CV xin việc hay trực tiếp buổi phỏng vấn.

Tự tin

Bạn cần nhớ, thái độ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi. Khi bạn tự tin, bạn làm gì cũng tích cực hơn và dễ thành công hơn.

Tìm hiểu kỹ

Trước khi đồng ý nhận lời mời làm việc, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về công ty thuê bạn. Phòng thương mại ở địa phương là một nguồn tốt có thể giúp bạn làm được việc đó.

Nhận ra các kỹ năng mình đang có

Lập một danh sách các kỹ năng cần có để đáp ứng vị trí mà bạn đang muốn ứng tuyển như: thành thạo tin học văn phòng, kỹ năng chuyên môn, có khả năng giao tiếp, khả năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề tốt. Hãy xem bạn có thể đem đến cho nhà tuyển dụng những gì.

Phân tích khả năng bản thân phù hợp với công việc

Khi bạn muốn ứng tuyển vào bất kì vị trí nào, bạn đều phải có lý do để người khác tin rằng bạn có khả năng làm tốt công việc đó. Hãy dành một ít thời gian để phân tích sự liên kết nhé. Bạn có kinh nghiệm gì có thể hỗ trợ để làm công việc này?

Bạn có điểm gì phù hợp với công việc? Hãy phân tích và sáng tạo trong suốt cả quá trình đánh giá. Một khi bạn đã liên kết được những gì của bản thân với công việc, bạn có thể thể hiện chúng trước nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn đầu tiên.

Hiểu được giá trị của bản thân

Bạn có thể không có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc này, nhưng bù lại trong những việc bạn từng làm và việc bạn thể hiện thế nào sẽ giúp nâng cao giá trị của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm không nhất thiết phải đến từ những công việc truyền thống của lĩnh vực đó.

Những kỹ năng cần cho công việc có thể được phát triển từ các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Bạn nên cân nhắc trước những công việc nào giúp bạn có thể phát triển hơn trong công việc này và lấy đó làm vi dụ cụ thể.

Phải gắn liền với thực tế

Ngay cả khi bạn đã có được đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm, hãy chắc chắn rằng bạn đang ứng tuyển vào vị trí phù hợp với bản thân. Trong thị trường lao động hiện nay, các nhà tuyển dụng đã gần như hoa mắt với đầy những ứng cử viên xuất sắc, do đó, họ rất dễ bỏ qua những ứng viên tiềm năng thật sự.

Hãy cẩn thận xem xét tiêu chí của công việc đó để có thể thể hiện bản thân mình thành công đúng cách, đừng chỉ nghĩ đến những gì bạn đang có, “tôi đã có những kỹ năng này”, mà hãy nghĩ đến những yêu cầu của vị trí mà bạn đang ứng tuyển bạn đã đáp ứng chưa?

Hãy giữ cho bản thân mình luôn đầy sức thuyết phục trong mắt nhà tuyển dụng, nắm chắc cơ hội trong tay và giành lấy công việc bạn mong đợi.

My My – Tổng hợp và chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: timviec365.vn, blog.topcv.vn, careerlink.vn, careerbuilder.vn,…)

Exit mobile version