Quản lý bán hàng là gì? Những công việc mà các quản lý bán hàng cần phải làm là những công việc gì? Những yêu cầu và kỹ năng cơ bản cần thiết khi làm việc ở những vị này là yêu cầu gì? Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Định nghĩa về quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng là người đứng đầu bộ phận bán hàng của công ty, chi nhánh hay cửa hàng. Họ sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát toàn bộ hoạt động bán hàng, đưa ra những mục tiêu về doanh số và xây dựng kế hoạch triển khai nhằm thúc đẩy nhân viên hoàn thành những mục tiêu đó. Bên cạnh đó, quản lý bán hàng sẽ phân chia ca làm cũng như công việc cụ thể, quản lý giờ giấc làm việc của nhân viên, …
2. Những công việc chính của một quản lý bán hàng
Quản lý các nhân viên bán hàng
Trong một cửa hàng kinh doanh sẽ chia thành những bộ phận nhỏ chuyên trách khác nhau. Do đó, nhiệm vụ của quản lý bán hàng chính là điều tiết và quản lý nhân viên. Công việc cụ thể là sắp xếp lịch làm việc, phân bổ nhân công thích hợp; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kỹ năng và thái độ làm việc của nhân viên; từ đó đề xuất đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên. Tổ chức những cuộc họp hàng tuần, hàng tháng để báo cáo kết quả công việc, đưa ra những phương án cải tổ những vấn đề còn tồn đọng hay khen thưởng các nhân viên làm việc tốt,…
Huấn luyện quy trình làm việc và kỹ năng cho nhân viên
Quản lý bán hàng phải là người hiểu rõ nhân viên, trực tiếp hướng dẫn và đào tạo nhân viên về các kiến thức, quy định, nghiệp vụ của một nhân viên bán hàng, kỹ năng xử lý tình huống,… để việc kinh doanh diễn ra hiệu quả và liên tục. Khi một cửa hàng chỉn chu trong chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nhân viên thì khách hàng sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp và tin tưởng hơn vào nhãn hàng.
Giám sát và quản lý các quy trình bán hàng
Quản lý bán hàng cần theo dõi, giám sát doanh thu bán hàng mỗi ngày, đánh giá sản phẩm nào bán chạy, sản phẩm nào không được ưa chuộng để tìm lý do và đề xuất phương án cải thiện chất lượng, thúc đẩy doanh số cho sản phẩm đó. Bên cạnh đó, quản lý cũng cần giám sát, chỉ đạo việc bày trí hàng hóa trong cửa hàng một cách thẩm mỹ và khoa học. Nghệ thuật bày biện, sắp xếp cửa hàng là một trong số những cách giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.
Quản lý cửa hàng
Gồm những công việc như bảo đảm thẩm mỹ, vệ sinh, cho cửa hàng, nộp báo cáo hàng ngày, tháng, quý, năm cho cấp trên cao hơn gồm báo cáo số lượng hàng hóa hỏng, lỗi, số lượng hàng hóa tồn kho, doanh thu, các tài sản khác,… Đồng thời bảo quản sản phẩm cẩn thận, kỹ lưỡng, tránh mất mát gây thâm hụt ngân sách.
Phối hợp với bộ phận khác để phát triển công ty
Cho dù làm bất kỳ công việc gì, vị trí gì bạn cũng cần sự đoàn kết, phối hợp. Để có thể làm việc hiệu quả, quản lý bán hàng cần phối hợp với nhiều phòng ban khác như cập nhật thông tin về các chiến dịch Marketing, hỗ trợ về tuyển dụng, nghiên cứu khách hàng, thị trường,… để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, tăng doanh thu và lợi nhuận cũng như tăng hình ảnh đẹp về thương hiệu cho công ty.
Nghiên cứu thị trường
- Theo dõi tình hình hoạt động của những đối thủ cạnh tranh trong ngành;
- Cập nhật xu hướng hàng hóa trên thị trường;
- Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng;
- Giải quyết những tình huống vượt tầm kiểm soát của nhân viên;
- Quản lý các “ khách hàng thân thiết”, đưa ra những ưu đãi riêng nhằm giữ chân khách hàng;
- Quản lý số lượng khách hàng sỉ của cửa hàng.
Lập báo cáo và kế hoạch bán hàng
Quản lý bán hàng phải là người giám sát và nắm chắc tình trạng hoạt động kinh doanh của cửa hàng để lập ra báo cáo cho cấp trên. Bao gồm các báo cáo về số lượng hàng hóa đang tồn kho, sản phẩm bán chậm, sản phẩm bán chạy, doanh thu,… Sau đó xây dựng kế hoạch bán hàng thích hợp nhằm thúc đẩy doanh số, bán chạy những sản phẩm vẫn còn tồn đọng.
Chính sách nhân sự
Quản lý có trách nhiệm quản lý nhân sự, kiểm tra việc chấm công của nhân viên để có thể điều chế, lập bảng lương, thưởng phù hợp. Phải tính toán đúng lương, thưởng, KPIs cho nhân viên theo thái độ và năng lực làm việc của từng người.
Giải quyết khiếu nại của khách hàng
Việc kinh doanh rất hay gặp những sự cố, khiếu nại từ khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng, chăm sóc khách hàng luôn được đặt hàng đầu khi kinh doanh, chính vì thế khi khách hàng không hài lòng, có sự cố xảy ra hay khiếu nại thì bạn phải là người xử lý tốt những tình huống đó.
Những công việc khác
- Thực hiện những chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp;
- Tuyển dụng nhân viên cho cửa hàng;
- Trong trường hợp đột xuất, quản lý có nhiệm vụ là theo sát những đề xuất mà doanh nghiệp đưa ra;
- Giám sát và theo dõi việc bố trí, sửa chữa cửa hàng,…
Xem thêm: Nhân viên bán hàng là gì? Những yêu cầu cơ bản cần có của một nhân viên bán hàng
3. Những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần có của một quản lý bán hàng
Kiến thức chuyên môn
Quản lý bán hàng là những chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng, kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Vì vậy, kiến thức chuyên môn là yêu cầu bắt buộc. Bạn sẽ phải có:
- Hiểu biết về kế toán, tài chính và marketing.
- Nhận thức được “khách hàng là thượng đế”.
Những kỹ năng cần thiết
- Kỹ năng lập chiến lược phát triển và kế hoạch tài chính cho cửa hàng.
- Kỹ năng quản lý bán lẻ.
- Khả năng tạo động lực cho nhân viên và bản thân.
- Kỹ năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc và học hỏi nhanh.
- Kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm tốt.
- Kỹ năng tổ chức, định giá và tập trung vào kết quả cuối cùng.
- Kinh nghiệm chốt sales.
- Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời thành thạo giúp phát triển mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp.
- Những yếu tố cần thiết để trở thành quản lý bán hàng xuất sắc
Giúp cho nhân viên vui vẻ, thoải mái
Nhân viên vui vẻ sẽ đem lại hiệu suất công việc cao, bảo đảm doanh số và dịch vụ khách hàng cho cửa hàng. Do đó, quản lý cần biết khen ngợi, quan tâm và làm cho họ trở thành một phần quan trọng trong cửa hàng.
Khả năng giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng mà hầu hết mọi người đều phải có, đặc biệt là quản lý. Giao tiếp hiệu quả giúp cho bạn có thể kết nối mọi người lại với nhau. Quản lý có thể thường xuyên nói chuyện với nhân viên về công việc, con người, cuộc sống, các thói quen và thái độ dẫn đến thành công (hay thất bại) để tạo động lực cho nhân viên bán hàng.
Đào tạo theo kiểu “nói được làm được”
Một yêu cầu bắt buộc với các quản lý cửa hàng chính là họ từng là nhân viên bán hàng. Do đó, họ hiểu rõ những ngóc ngách trong công việc của nhân viên bán hàng. Các quản lý cửa hàng như thế này có thể đào tạo nhân viên làm việc tốt và nếu cần thiết thì họ có thể xắn tay làm việc thay cho nhân viên của mình. Nhờ đó, họ có thể dễ dàng nhận ra những khó khăn trong công việc, gần gũi và đồng cảm hơn với nhân viên giúp cho nhân viên thêm tôn trọng và tin tưởng vào những người quản lý.
Tự chủ và bình tĩnh
Quản lý là người mà nhân viên sẽ dựa vào mỗi khi cửa hàng gặp rắc rối, sự cố, là tường thành để nhân viên lui về, nên bạn phải là người khéo léo và bình tĩnh khi xử lý tình huống để có thể dễ dàng làm việc ở vị trí này.
Lời kết
Trên đây là những tổng hợp những thông tin về quản lý bán hàng cũng như các công việc và những yêu cầu cơ bản khi làm việc ở vị trí này. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về công việc của các quản lý bán hàng.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: suno.vn, 123job.vn, vn.joboko.com)