Site icon Nv.com.vn

Cách từ chối lời mời phỏng vấn khôn khéo và chuyên nghiệp

86d29a86 B7c1 11e7 Bef6 2e995a9a3302 2

Nếu bạn là ứng viên sáng giá được lọt vào mắt nhà tuyển dụng, nhưng bạn lại vì lý do nào đó muốn từ chối lời mời phỏng vấn, vậy làm cách nào?

Lý do bạn nên từ chối lời mời phỏng vấn

Bạn nên từ chối phỏng vấn nếu rơi vào một trong sáu trường hợp sau đây

  1. Bạn vừa nhận lời mời làm việc và đã bắt đầu công việc mới.
  2. Bạn vừa có việc làm và tham gia phỏng vấn đợt này khá mạo hiểm. Bạn không thể làm được.
  3. Đây là vòng phỏng vấn thứ hai (hoặc thứ 3). Bạn đã tham gia phỏng vấn vòng 1 và thấy rằng công việc này (hoặc công ty này) không phù hợp với bạn.
  4. Bạn vừa phỏng vấn với nhà tuyển dụng này cho một vị trí khác và bạn không thích công ty này – công việc , môi trường, con người và nhiều thứ khác đều không phù hợp với bạn.
  5. Bạn biết một (vài) người làm việc ở đây và cả những người ghét làm việc ở đây vì lí do khách quan.
  6. Bạn đã từng làm việc ở đây, từng ghét công ty này và không muốn đi vào vết xe đổ của chính mình.
  7. Bạn nhận thấy công ty mới không có nhiều cơ hội thăng tiến
  8. Bạn có vài người quen làm ở đây và bạn không thích họ, không muốn làm cùng họ

Vẫn còn rất nhiều lí do để từ chối cơ hội việc làm như đồng nghiệp, quản lý, địa điểm, giao thông, lương bổng, v.v đều không tốt. Nhưng bạn sẽ không biết mình có nên đi làm hay không cho đến khi bạn đi phỏng vấn.

Cách từ chối lời mời phỏng vấn

Có vô số lý do để bạn không muốn nhận lời mời phỏng vấn. Tuy nhiên, để từ chối lời mời của doanh nghiệp, bạn cần phải thật khéo léo. Bởi rất có thể doanh nghiệp mà bạn từ chối đến làm việc hôm nay sẽ là đối tác của bạn trong tương lai.

Cách viết thư để từ chối lời mời phỏng vấn

2 bước từ chối lời mời phỏng vấn khôn ngoan

Bạn phải thật khéo khi từ chối phỏng vấn nếu bạn không muốn mất đi một mối quan hệ. Hãy nghĩ tới một lá thư cảm ơn (thực ra là một lá thư cảm-ơn-như-không-cảm-ơn).

Bước 1: Gửi mail để từ chối lời mời phỏng vấn

Trả lời nhanh và thận trọng qua mail và đưa ra lí do từ chối phỏng vấn.

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể in ra và gửi qua đường bưu điện.

Bước 2: Gọi điện thoại

Bạn nên gọi điện cho nhà tuyển dụng để chắc chắn họ đã nhận được mail. Bạn có thể nhắc lại thông tin trong mail khi gọi cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi mail thoại nếu cần.

Khi nhắc tới lí do từ chối phỏng vấn, bạn chỉ cần nói rằng đây chưa phải thời điểm phù hợp và nói về kế hoạch tìm kiếm công việc hiện tại.

Nếu bạn giới thiệu ứng viên khác, hãy cung cấp thông tin liên lạc cho nhà tuyển dụng.

Cách viết email từ chối phỏng vấn

Một trong những cách tế nhị nhất để từ chối lời mời phỏng vấn chính là viết mail. Bạn có thể soạn một email trang trọng và chân thành để gửi đến nhà tuyển dụng.

Mẫu 1

Chủ đề: Thư mời phỏng vấn cho [Vị trí] [Mã số công việc (nếu có)]

“Kính gửi [Tên người nhận]

Em rất vui khi nhận được lời mời phỏng vấn cho [Vị trí] và tìm hiểu thêm về công ty của anh/chị. Tuy nhiên, em rất tiếc khi không tham gia phỏng vấn được bởi vì [lí do hoặc chẳng cần đưa ra lí do nào]

Bạn học của em [tên] rất phù hợp cho vị trí này. Anh/chị có thể liên lạc với bạn/anh/chị ấy theo [địa chỉ mail cá nhân và số điện thoại (nếu có thể)]

Hi vọng em sẽ được làm việc với anh/chị trong tương lai và nhận được thư hồi đáp của anh/chị sau khi nhận được mail này.

Thân ái”

Mẫu 2

Tiêu đề email: Thư từ chối phỏng vấn – Họ và tên

Kính gửi: Tên nhà tuyển dụng

Tôi tên là…Tôi rất vui khi nhận được lời mời phỏng vấn từ quý công ty ở vị trí…Tuy nhiên, tôi rất tiếc vì không thể đến tham gia buổi phỏng vấn vào…(ngày giờ phỏng vấn) vì tôi đã nhận được việc làm ở công ty B vào tuần trước.

Tôi rất mong sẽ lại được hợp tác cùng quý công ty vào một dịp khác.

Xin cảm ơn anh/chị đã dành thời gian cho tôi.

Thân ái.

Mẫu 3

“Tiêu đề: Thư từ chối phỏng vấn – HỌ VÀ TÊN

Kính gửi:……………………………..(nhà tuyển dụng)

Tối là Nguyễn Văn A, tôi rất vui vì nhận được lời mời phỏng vấn của công ty tại vị trí trưởng phòng Marketing Tuy nhiên, tôi rất tiếc vì không thể tham gia buổi phỏng vấn vào ngày/ tháng/ năm vì tôi đã được nhận vào làm tại công ty B.

Với yêu cầu công việc của quý công ty, tôi thấy Nguyễn Văn Y rất phù hợp với vị trí này. Anh/ Chị có thể liên hệ với Nguyễn Văn Y thông qua (Email/ Số điện thoại) để có thể trao đổi rõ hơn.

Hy vọng em sẽ được hợp tác với Anh/Chị trong tương lai nếu có cơ hội ở lần khác.

Một lần nữa, cảm ơn Anh/Chị vì lời mời phỏng vấn.

Trân trọng!”

Xem thêm: https://nv.com.vn/cach-tu-choi-phong-van/

Lưu ý cách viết thư từ chối lời mời phỏng vấn

Thời gian

Cần viết thư trả lời từ chối phỏng vấn cho nhà tuyển dụng trong thời gian sớm nhất, thường là trong vòng 24 giờ kể từ lúc bạn nhận được thư và xác nhận của phòng nhân sự.

Nội dung đầy đủ – ngắn gọn – súc tích

Để tránh mất thời gian của cả hai bên, bạn nên đi thẳng vào lý do tại sao bạn lại viết thư từ chối phỏng vấn. Bạn cũng nên bày tỏ sự tiếc nuối khi không được hợp tác cùng đơn vị và giữ thông tin liên hệ để sau này khi có nhu cầu, bạn sẽ dễ dàng liên lạc hơn.

Giới thiệu ứng viên khác

Hãy mở rộng mối quan hệ của mình và suy nghĩ xem người quen của bạn ai đang có nhu cầu tìm việc và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của vị trí này để giới thiệu cho nhà tuyển dụng. Bằng cách này, bạn đã xây dựng được sự liên kết tốt đẹp với nhà tuyển dụng rồi đấy.

Hãy học cách từ chối thông minh để luôn giữ những mối quan hệ tốt đẹp và hình ảnh tốt trong mắt các nhà tuyển dụng, nv.com.vn chúc bạn mau sớm tìm được công việc thích hợp.

My My – Tổng hợp và chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: goodcv.vn, hrinsider.vietnamworks.com, ybox.vn, jobpro.vn,…)

Exit mobile version