Site icon Nv.com.vn

Công việc của kiến trúc sư và những kỹ năng cơ bản cần có

Để có một ngôi nhà hay những công trình hoàn hảo, tuyệt đẹp thì vai trò của các kiến trúc sư là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ công việc của kiến trúc sư là gì? Và những yêu cầu cơ bản đối với một kiến trúc sư là như thế nào. Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu về công việc của kiến trúc sư qua bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa về kiến trúc sư

Kiến trúc sư là người xây dựng ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc của các công trình, cảnh quan, nội thất,… dựa trên việc đưa ra các giải pháp về tính thẩm mỹ, công năng và các giải pháp kỹ thuật cho các công trình, bảo đảm tạo nên một thiết kế kiến trúc tổng thể đẹp mắt và mới lạ tại một vùng, khu công nghiệp, khu dân cư hay cảnh quan đô thị… . Ngoài ra, các kiến trúc sư còn có vai trò giám sát trực tiếp và chịu trách nhiệm về quy trình xây dựng công trình theo đúng bản kế hoạch, bản vẽ đã chốt.

Công việc của các kiến trúc sự là dùng sự sáng tạo và chất xám của bộ não cùng với sự khéo léo của đôi tay để tạo nên những bản vẽ cho dự án mới hay tái cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các dự án cũ theo như yêu cầu của chủ đầu tư hay khách hàng.

Xem thêm: Tìm hiểu làm PG là gì? Kinh nghiệm ứng tuyển

2. Công việc của các kiến trúc sư

Thiết kế quy hoạch

Thiết kế cảnh quan

Thiết kế nội thất

Thiết kế kiến trúc công trình

Cũng giống như thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình cũng gồm có: đi thực địa, phác thảo đề cương công việc, xây dựng ý tưởng, vẽ hình mẫu, làm việc với các chuyên gia và kỹ sư, đi vào hoạt động thiết kế và bảo vệ trước các bên liên quan. Khi công trình được duyệt và áp dụng thi công thì các kiến trúc sư phải đi theo dõi, giám sát công trình có được thi công lắp đặt đúng như mẫu thiết kế hay không?

Phối hợp với các bên liên quan

Để chắc chắn tính đồng nhất cao với công trình thực tế, độ khả thi của bản thiết kế và không vi phạm tới các chuẩn mực và quy định về môi trường, quy hoạch – các kiến trúc sư cần phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, bao gồm:

Giám sát thi công lắp đặt công trình

Viết báo cáo và đề xuất phương án xử lý sự cố (nếu có)

Những công việc khác

Xem thêm: Nhân viên bán hàng là gì? Những yêu cầu cơ bản cần có của một nhân viên bán hàng

3. Làm thế nào để biết bạn phù hợp với nghề kiến trúc sư?

Đam mê với không gian và các tòa nhà

Là một kiến trúc sư, bạn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình diện mạo thành phố ở cả vĩ mô lẫn vi mô. Nếu như bạn bị tác động bởi môi trường luôn thay đổi và muốn thúc đẩy nó hướng tới một tương lai bền vững và lành mạnh thì kiến trúc sư sẽ là lựa chọn thích hợp cho bạn.

Liên kết giữa văn hóa và con người

Mọi không gian đều có điểm độc đáo riêng và phản ánh người sống đặc điểm, tính cách và văn hóa của người sống trong đó. Kiến trúc bị ảnh hưởng bởi sự tương tác không ngừng của con người, kinh tế, địa lý, tôn giáo, tín ngưỡng văn hóa. Nếu như bạn thấu hiểu những điều này, bạn sẽ cải thiện tốt công năng và tính chất của kiến trúc xung quanh trong tương lai.

Cảm giác thỏa mãn khi nhìn tác phẩm của chính mình

Một trong số những điều tuyệt vời nhất đối với một kiến trúc sư là bạn có thể nhìn thấy thành quả lao động của mình trong thực tế. Nhiều tháng làm việc liên tục, lịch trình bận rộn, gia hạn thời gian hoàn thành, các cuộc họp liên tục cuối cùng đổi lại là một công trình xây dựng khang trang. Thiết kế là một quá trình vô cùng phấn khích, nhưng đây chỉ là một phần công việc của nghề kiến trúc. Thiết kế được tuân theo bởi những hoạt động xây dựng tại công trường và mô phỏng bản thiết kế trong đời thực.

Thiết kế sáng tạo

Kiến trúc sư có quyền thể hiện sự sáng tạo của mình và tự do thiết kế, nhưng họ không phải là họa sỹ. Kiến trúc sư cần xem xét rất nhiều chi tiết công nghệ và kỹ thuật xây dựng, những hoạt động thi công trên công trình. Không có giới hạn trong thiết kế chính là điều tạo nên sự thú vị của nghề kiến trúc. Trong quá trình thiết kế, kiến trúc sư không bao giờ cứng nhắc mà luôn có tư duy sáng tạo nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất.

4. Những yêu cầu và kiến thức cần có của một kiến trúc sư

Lời kết

Kiến trúc sư là những nguời góp phần thổi hồn vào những không gian nhà ở, công trình nhờ những kiến thức và hiểu biết của mình. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của kiến trúc sư cũng như những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc ở vị trí này.

Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: giabaogroup.vn, vieclamnhamay.vn, hoangminhdecor.com)

Exit mobile version