Thay vì việc nhanh chóng giải quyết các vấn đề ngay khi chúng phát sinh, những nhà lãnh đạo tốt nhất sẽ sử dụng những vấn đề đó như là một bài học cho nhân viên của mình.
Họ sẽ hướng dẫn các cộng sự của mình cách xử lý vấn đề đó, rút ra những bài học nếu cần. Điều này cho phép những đồng nghiệp nâng cao những trải nghiệm, cũng như khả năng phát triển bản thân.
Không có bất kỳ nhân viên nào mong muốn bị kiểm soát một cách quá chặt chẽ.
Ngược lại, những nhà lãnh đạo tài năng sẽ tạo cho họ một môi trường tự do để làm việc: tự do để suy nghĩ về những ý tưởng mới, tự do chấp nhận những rủi ro và tự do mắc lỗi. Họ cũng sẽ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu mà nhân viên của họ cần, cho phép sự linh hoạt trong công việc cũng như môi trường làm việc.
Trong một nghiên cứu khác, Google đã phát hiện ra rằng một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả làm việc của một nhóm là việc tạo ra “tâm lý thỏa mái” cho các thành viên khi làm việc.
Khi đó, các thành viên sẽ cảm thấy tự tin khi đối đầu với các rủi ro. Họ sẽ cảm thấy tự tin rằng khi sẽ không có một thành viên nào khác chế giễu hoặc “trừng phạt” họ khi họ mắc lỗi, đặt ra các câu hỏi hoặc trình bày một ý tưởng mới.
Nói cách khác, sự thành bại của một nhóm phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng, và người quản lý chính là “thợ xây” của sự tin tưởng đó.
Xem thêm: Những đặc điểm của nhân viên giỏi trong các công ty hiện nay
Những nhà quản lý tốt cần phải thể hiện nhiều hơn việc đơn thuần chỉ là một “ngôi sao sáng” trong đội. Họ cần phải giúp những thành viên khác trở nên tốt hơn.
Họ có thể làm điều đó bằng việc nêu ra các ví dụ chinh xác. Thậm chí họ có thể đưa ra những phê bình nếu cần thiết. Họ cũng nên năng nổ giúp đỡ những thành viên khác, và điều đó sẽ tạo động lực làm việc cho nhóm của mình .
Là một lãnh đạo tốt, bạn cần phải là một người biết lắng nghe. Điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về đội nhóm của mình, đồng thời có thể cảm thông và có những chia sẻ phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người.
Hơn nữa, các nhà quản lý giỏi sẽ nhận ra rằng tri thức là sức mạnh. Đó là lý do tại sao họ luôn sẵn sàng chia sẻ thông tin với các thành viên trong nhóm của mình.
Những nhà lãnh đạo lỗi lạc sẽ khuyến khích các thành viên của họ bằng cách đưa ra những lời tán thưởng, động viên. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta loại bỏ những đóng góp thẳng thắn. Nhưng hãy làm điều đó theo một cách khéo léo và mang tính xây dựng.
Các nhà quản lý cũng “đầu tư” vào chính những con người trong nhóm của họ bằng cách giúp các nhân viên có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Khi làm được điều đó, họ sẽ khuyến khích các nhân viên của mình cống hiến nhiều hơn và trách nhiệm hơn.
Là một nhà quản lý giỏi, bạn cần phải biết chính xác vị trí hiện tại của đội nhóm của mình, mục tiêu trước mắt là gì và làm cách nào để đạt được mục tiêu đó. Thông qua khả năng giao tiếp xuất sắc, họ có thể giúp nhóm của mình đi đúng hướng.
Họ cũng phải đảm bảo rằng mỗi thành viên trong nhóm hiểu vai trò của bản thân họ trong quá trình thực hiện chiến lược đã được xây dựng.
Nhà quản lý phải hiểu được công việc của từng thành viên trong nhóm, trong đó bao gồm cả những nhiệm vụ cũng như thách thức hàng ngày mà họ gặp phải.
Nếu một nhà quản lý vừa được thuyên chuyển đến một đơn vị mới, anh/cô ấy sẽ cần thời gian để hiểu rõ quy trình làm việc, để xây dựng nên niềm tin giữa các thành viên, trước khi có những thay đổi lớn hoặc đưa ra những lời khuyên bổ ích.
Những nhà quản lý tồi sẽ coi nhóm của mình như là một công cụ để cạnh tranh hoặc thậm chí để phá hoại các bộ phận khác trong cùng một công ty.
Ngược lại, những nhà lãnh đạo tốt có một tầm nhìn vĩ mô hơn. Họ sẽ làm việc nhằm phục vụ lợi ích của doanh nghiệp, và cũng sẽ khuyến khích các thành viên trong đội của mình cũng làm điều tương tự.
Những nhà lãnh đạo tốt không phải là những kẻ bốc đồng, họ là những người rất quyết đoán. Sau khi hiểu được những tâm tư nguyện vọng từ các thành viên trong nhóm của mình, họ sẽ phải đưa ra những quyết định, thậm chí quyết định đó không nhận được sự ủng hộ từ một số thành viên.
Sau đó, họ sẽ phải kiên quyết thực hiện những quyết định đã đưa ra trước đó của mình.
Hãy hỏi nhân viên bạn có thể làm gì để giúp họ thực hiện công việc một cách tốt nhất. Đây cũng là một nhiệm vụ chính của người quản lí. Thực hiện điều này tốt sẽ giúp bạn dần trở thành một người sếp tốt.
Không chỉ giúp nhân viên thực hiện công việc mà một người sếp tốt còn trang bị đầy đủ những công cụ làm việc cần thiết cho họ
Không nhất thiết phải chờ đến đợt đánh giá cuối năm mới đưa ra nhận xét của mình về nhân viên. Hãy thường xuyên góp ý với họ, cả những điểm tốt lẫn chưa tốt. Đó là cách bạn giúp đỡ nhân viên của mình cải thiện điểm yếu phát triển một cách chuyên nghiệp.
Điều này cho nhân viên biết rằng bạn luôn ủng hộ họ 100%.
Một sếp tốt biết rạch ròi giữa công việc và cuộc sống riêng. Hãy để nhân viên nhìn nhận bạn như một người giỏi giang và chuyên nghiệp trong công việc thay vì một sếp hay kể lể về cuộc sống riêng.
Một sếp tốt là một sếp đáng tin cậy. Do đó, hãy giữ lời hứa, làm theo cam kết và không bao giờ tiết lộ những điều “ nhạy cảm” nhân viên đã tin tưởng chia sẻ với bạn.
Hãy cư xử với nhân viên như với một người bạn hay người thân của mình. Nếu gia đình nhân viên có chuyện buồn hay họ gặp thất bại, hãy bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ với họ.
Một trong những đặc điểm nổi bật của một người sếp tuyệt vời là biết lắng nghe nhân viên. Đôi khi nhân viên không cần bạn phải tăng lương hay thăng chức cho họ, họ đơn giản chỉ cần một người lắng nghe và hiểu họ.
Nguồn: Tổng hợp