Site icon Nv.com.vn

Nhân viên QC là gì? Những kỹ năng cơ bản cần có của một nhân viên QC

Nhân viên QC là gì? Nhân viên QC là những người chuyên đảm nhận công việc thử nghiệm và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhân viên QC cũng sẽ phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nữa. Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu về nhân viên QC là gì và những công việc cần làm của một nhân viên QC.

1. Nhân viên QC là gì?

Nhân viên QC là tên viết tắt của cụm từ Quality Control – nhân viên kiểm soát chất lượng. Họ là những người chuyên đảm nhận việc phân tích, thử nghiệm sản phẩm mẫu đối với đầu vào và đầu ra của quy trình sản xuất. Nhân viên QC thường làm việc trong những những dây chuyền lắp ráp hay sản xuất thiết bị.

Sản phẩm nếu như muốn chinh phục được khách hàng thì phải được tối ưu cả về chất lượng, hình thức và giá cả,… Nhân viên QC chính là những người có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi công ty. Đặc biệt là trong việc bảo đảm chất lượng đạt yêu cầu. Thậm chí là làm sao để cho sản phẩm đạt chất lượng vượt trội làm thoả mãn yêu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Nhân viên lễ tân là gì? Những kỹ năng cơ bản cần có của một nhân viên lễ tân

2. Những công việc của một nhân viên QC

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào IQC

Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất PQC

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra OQC

Xem thêm: Nhiệm vụ và chức năng của phòng nhân sự là gì trong công ty?

3. Vai trò của các nhân viên QC đối với công ty

QC là bộ phận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp sản xuất. Sứ mệnh của những người làm QC là sản xuất và cung cấp các sản phẩm hoàn hảo với chất lượng tốt nhất.

4. Những kỹ năng quan trọng nhất của một nhân viên QC

Để trở thành một nhân viên QC tốt bạn cần phải trang bị rất nhiều kiến thức chuyên môn cũng như những kỹ năng mềm. Tuy nhiên, có 3 kỹ năng được đánh giá là khá quan trọng cho một nhân viên QC để có thể thành công trong công việc này.

Kỹ năng giám sát

Những nhân viên QC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác sản xuất sản phẩm vì họ sẽ là người trực tiếp kiểm tra mỗi giai đoạn của công trình sản xuất. Bạn phải phát hiện ra các điểm bị lỗi hay chưa hoàn thiện trên sản phẩm để đưa ra thành phẩm hoàn thiện và đạt chất lượng nhất. Bộ phận QC phải bảo đảm sản phẩm được kiểm soát 100% tại toàn bộ những công đoạn.

Vì thế, nếu bạn có kỹ năng giám sát tốt thì mới có thể nhanh chóng phát hiện kịp thời những lỗi kỹ thuật trong quá trình được giao để đưa ra những giải pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Một nhân viên QC nếu như không có kỹ năng giám sát tốt sẽ dễ bỏ qua lỗi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của sản phẩm.

Mọi doanh nghiệp đều mong muốn sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng và người tiêu dùng là những sản phẩm hoàn thiện và tốt nhất. Nếu như bạn làm QC cho một sản phẩm kém chất lượng, không có bất kỳ ai tin dùng thì bạn đã thất bại trong công việc.

Kỹ năng quản lý

Đây là một trong những kỹ năng cần thiết cho mọi ngành nghề chứ không chỉ riêng gì nghề QC. Kỹ năng quản lý được thể ở việc quản lý bản thân và quản lý các nhân viên bên dưới.

Kỹ năng xử lý sự cố

Trong quá trình sản xuất, thỉnh thoảng sẽ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Những lúc xảy ra các sự cố ngoài ý muốn, chẳng hạn quy trình sản xuất có lỗi, nguyên vật liệu bị hỏng,… thì nhân viên QC phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời để có thể giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể gây ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý, nếu xảy ra vấn đề thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, báo ngay với quản lý và phối hợp với những phòng ban liên quan để đưa ra các phương án khắc phục kịp thời.

5. Những bản mô tả công việc mẫu cho nhân viên QC phổ biến nhất

Ngành cơ khí và tự động hóa

Ngành thực phẩm

Ngành dệt may

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết về nhân viên QC là gì cũng như những công việc cần làm của một nhân viên QC. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một nhân viên QC.

Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: 123job.vn, edu2review.com, blog.topcv.vn)

Exit mobile version