Hầu hết công ty nào cũng có Phòng Nhân sự, vậy bạn có biết chức năng của Phòng nhân sự? Cùng nv.com.vn tìm hiểu vấn đề này ngay nhé
Mục lục
Công việc và chức năng của phòng nhân sự trong công ty
Nhân sự là một trong những nguồn lực chính của doanh nghiệp. Vậy, vai trò, nhiệm vụ, chức năng của phòng nhân sự trong doanh nghiệp được nhìn nhận như thế nào?
1. Họach định nguồn nhân lực
Chiến lược,chính sách
• Theo dõi và đánh giá tình hình nguồn nhân lực.
• Thống kê nhu cầu nhân sự.
• Dự báo nhu cầu nhân sự tương lai trong công ty (3 tháng/lần) trên cơ sở những qui trình sản xuất đã được lập kế hoạch, những thay đổi và những nhân tố khác.
• Xây dựng các chương trình và kế hoạch nguồn nhân lực cho công ty.
Tư vấn, tham mưu cho Chi nhánh/các phòng ban/phân xưởng
Đề xuất thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực
Kiểm soát
Lập kế hoạch và tuyển dụng
- Phối hợp với các phòng ban trong công ty để lâp kế hoạch nguồn nhân lực: theo dõi thông tin nhân lực toàn công ty, đưa ra bảng mô tả công việc chuẩn hóa cho từng vị trí nhân viên, lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
- Tham vấn, giám sát quá trình tuyển dụng.
- Hoạch định những chính sách phù hợp thu hút người tài cho công ty.
- Kết hợp cùng các phòng ban khác tổ chức tuyển dụng những vị trí thiếu cho công ty.
Đào tạo và phát triển nhân lực
- Đảm nhiệm công việc tổ chức hướng dẫn các nhân viên mới hội nhập với công việc. Thường công ty chỉ đào tạo ngắn hạn cho nhân viên các kỹ năng và kiến thức cần thiết phục vụ cho công ty.
- Xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn hướng phát triển, đào tạo theo yêu cầu công ty.
- Xây dựng, quyết định chương trình đào tạo cho người lao động tại doanh nghiệp phát triển nghề nghiệp của họ. Với các chương trình đạo như những khóa học dài hạn trên 3 tháng, chức năng của phòng nhân sự trong doanh nghiệp là xem xét nguyện vọng và quyết định có hỗ trợ học phí cho nhân viên không.
Xem thêm: https://nv.com.vn/ngay-dau-tien-nhan-viec/
Đánh giá hiệu quả
Bộ phận quản lý nhân sự khuyến khích nhân viên trong tổ chức chung tay làm việc cùng nhau, giúp họ phát huy hết tiềm năng, đồng thời đưa ra các gợi ý để giúp người nhân viên cải thiện hiệu quả của mình.
Nhân sự cũng là người thường xuyên giao tiếp với nhân viên để cung cấp cho họ những phản hồi cần thiết về hiệu quả làm việc và giúp nhân viên xác định rõ vai trò của mình
Duy trì không khí làm việc
Đây là một chức năng quan trọng của bộ phận quản lý nhân sự vì hiệu suất của nhân viên trong tổ chức phần lớn bị ảnh hưởng bởi không khí hoặc văn hóa làm việc chung.
Điều kiện làm việc tốt là một trong những lợi ích mà nhân viên có thể mong chờ từ một bộ phận quản lý nhân sự hiệu quả. Môi trường an toàn, sạch sẽ và lành mạnh có giúp nhân viên phát huy tốt nhất khả năng của mình. Không khí làm việc thân thiện cũng gia tăng sự hài lòng cho nhân viên.
Thông tin, dịch vụ nhân sự
Trưởng phòng cần nắm bắt thông tin nhân sự trong công ty một cách nhanh chóng, truyền tin hiệu quả. Trưởng phòng nhân sự sẽ ký các quyết định ban hành luật, văn bản bổ sung cho nhân lực cũng như các vấn đề khác liên quan để đảm bảo công ty làm việc theo đúng yêu cầu của nhà nước.
– Trưởng phòng nhân sự cũng cần tạo dựng các mối quan hệ tốt với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước như Sở kế hoạch đầu tư, cảnh sát khu vực, cơ quan phòng cháy chữa cháy..
Quản trị tiền lương – tiền thưởng và chế độ chính sách, BHYT, BHXH
Chiến lược, chính sách – Chức năng của Phòng nhân sự
• Xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương. Thực hiện công tác lập bảng thanh toán lương định kỳ hàng tháng.
• Đề nghị và trực tiếp Soạn thảo, tham gia triển khai các văn bản hướng dẫn, thông báo…. Liên quan đến công tác quản lý lao động, tiền lương, chế độ chính sách.
• Quản lý và chịu trách nhiệm về hồ sơ lương.
• Đảm bảo việc thực hiện thống nhất các quy định về tiền lương, thưởng do công ty ban hành.
• Rà soát đề nghị và thực hiện việc nâng lương, nâng bậc cho người lao động Theo quy định (Theo dõi tiến độ, thông báo cho trưởng bộ phận,tiến hành các thủ tục cần thiết).
• Chịu trách nhiệm trong việc cập nhật, Theo dõi, kiểm tra và thực hiện công tác chế độ chính sách lao động trong toàn công ty.
• Hoàn tất các hồ sơ, biểu mẫu để mua BHYT, BHXH hằng tháng cho nhân viên.
• Thực hiện bảng đối chiếu qúy , nữa năm, một năm với cơ quan bảo hiểm về việc mua bảo hiểm.
• Tổ chức xây dựng và Hoàn thiện các các chính sách lương bổng, khen thưởng, phúc lợi, phụ cấp cho CBNV.
Tư vấn, tham mưu
• Tham mưu cho Giám đốc trong công tác khen thưởng cuối năm, tăng lương đột xuất cho CBCNV trong công ty.
• Đề xuất với giám đốc việc chuyển tiền cho cơ quan bảo hiểm Theo chế độ.
• Giải đáp các thắc mắc về tiền lương, thưởng cho CBNV.
Kiểm soát
Kiểm soát việc chấm công và thực hiện thống nhất việc tính lương, chế độ phụ cấp, khen thưởng cho CBNV trong toàn công ty.
Về mặt đào tạo và phát triển nhân lực
– TPNS tổ chức hướng dẫn các nhân viên mới hội nhập với công việc. Thường công ty chỉ đào tạo ngắn hạn cho nhân viên các kỹ năng và kiến thức cần thiết phục vụ cho công ty.
– Xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn hướng phát triển, đào tạo theo yêu cầu công ty.
– Xây dựng, quyết định chương trình đào tạo cho người lao động tại doanh nghiệp phát triển nghề nghiệp của họ.
Văn thư lưu trữ
Chiến lược,chính sách
• Quản lý các loại hồ sơ trong văn phòng.
• Tiếp nhận công văn đến và và- sổ công văn đến.
• Cho số các quyết định.
• Và- sổ công văn đi.
• Soạn thảo và lưu các thông báo.
• Soạn thảo các loại văn bản trong phòng (danh sách nhân viên nhận đồng phục, hợp đồng lao động…).
Thực hiện, phối hợp với các phòng ban phân xưởng/chi nhánh
• Chuyển công văn đến về đúng bộ phận Theo địa chỉ.
• Chuyển các quyết định tới các bộ phận có liên quan.
• Chuyển công văn đi.
• Ban hành các thông báo.
• Cung cấp các loại văn bản cho nhân viên (đơn xin nghỉ phép, lệnh công tác…).
Chức năng của Phòng nhân sự – Tư vấn, tham mưu
Tư vấn cho các phàng ban cách thức tiếp nhận công văn đến và cách thức chuyển công văn đi.
Kiểm soát
• Kiểm soát việc cấp phát các loại vật dụng.
• Kiểm soát giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ, tài liệu.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: cas.mcg.vn, vnresource.vn, l-a.com.vn, eduviet.vn,…)