Nv.com.vn

Tìm hiểu về Headhunter là gì? Headhunter và HR  có giống nhau?

Tìm hiểu về Headhunter những năm trở lại đây, trên thị trường lao động Việt Nam nghe nhiều đến quan đến cụm từ  “Headhunter“. Vậy Headhunter là  gì? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.

Tìm hiểu về Headhunter​ là gì? 

Tìm hiểu về Headhunter​ là gì?  Bạn cần biết gì?
Tìm hiểu về Headhunter​ là gì? 

Trước khi trả lời câu hỏi Headhunter là gì?. Có lẽ chúng ta cần nên trả lời cho câu hỏi “Tại sao có lại loại hình Headhunter?“. Về câu hỏi này, sau khi trao đổi với ông Nguyễn Đức Chính, Tổng Giám đốc điều hành hãng Headhunter HRchannels Group, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc như sau. “Dịch vụ headhunter trên thế giới ra đời vào giữa thế kỷ XX, khi mà các hãng sản xuất công nghiệp lớn ra đời tại phương tây, và nó chỉ du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 2000, khi mà các hãng Fortune 500 vào đầu tư tại Việt Nam. Vậy tại sao sinh ra dịch vụ headhunter?. Headhunter ra đời khi quy mô sản xuất là quy mô tập đoàn, trong đó có hệ thống liên kết chuỗi cung lớn.

Xem thêm Dự báo xu hướng việc làm trong 05 năm tới trên thị trường lao động Việt Nam

Headhunter và HR  có giống nhau?

Kinh nghiệm tuyển dụng

Headhunter có đội ngũ chuyên gia lĩnh vực “săn đầu người”, những chuyên gia hunter này phải giàu kinh nghiệm xử lý các bài toán nhân sự “hóc búa” làm việc tại các lĩnh vực khác nhau trong các công ty có văn hóa khác nhau, trong khi các HR thường làm việc trong Phòng Nhân sự của chính công ty đó.

Vì vậy, headhunter phải có kỹ năng đặc biệt hiểu về kinh tế nghành, các loại mô hình nhân sự, các mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc thù. Đây là yếu tố giúp headhunter có thể tìm “mảnh ghép còn thiếu” ngay cả khi, họ không là một bộ phận trong mảnh ghép đó.

Sứ mệnh và nhiệm vụ

Trong khi các HR luôn đau đầu với nhiều tác nghiệp khác nhau trong công ty từ hành chính, đến C&B, đến tuyển dụng, xây dựng văn hóa,…. thì các Hunter thực thi sứ mệnh “ghép người phù hợp nhất trong thời gian ngắn nhất” làm sứ mệnh tiên phong. Sở hữu mạng lưới quan hệ rộng lớn các nhân sự cấp cao, áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn, đào tạo kỹ năng phỏng vấn- đánh giá đỉnh cao, họ theo dõi và cập nhật hồ sơ ứng viên và chỉ đề xuất các hồ sơ thật sự xuất sắc và phù hợp với phần mô tả công việc và văn hóa doanh nghiệp.

Để làm được điều này, việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với các doanh nghiệp & ứng viên là điều vô cùng cần thiết.

HR nội bộ muốn trở thành Headhunter phải làm những gì?

Nhiều HR sau một thời gian làm nội bộ muốn tập trung chuyên sâu về tuyển dụng có thể chuyển làm headhunter chuyên nghiệp. Để trở thành headhunter chuyên nghiệp, họ phải cần phải đào tạo các modul và quy trình làm một headhunter chuyên nghiệp. Các kỹ năng tìm hiểu về kinh tế nghành, các mô hình quản trị con người, phương pháp giao tiếp phỏng vấn chuyên nghiệp,….

Khi nào các headhunter có thể hữu ích và khi nào thì không?

Khi nào các headhunter có thể hữu ích và khi nào thì không?

Như đã đề cập ở phần headhunter là gì, các headhunter phải tập trung vào việc tìm kiếm ứng viên phù hợp chính xác, nên họ sẽ không hữu ích với những người thay đổi nghề nghiệp.

Và nếu bạn là người mới trong thị trường lao động, các headhunter cũng không phải là nguồn lực tốt nhất cho bạn. Hầu hết các nhà tuyển dụng liên hệ với các headhunter cho các vị trí thực tập, do đó bạn sẽ lãng phí thời gian nếu liên lạc với họ.

Nhưng nếu bạn biết công việc bạn muốn làm và cũng đủ điều kiện để làm việc đó thì các headhunter sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược tìm kiếm của bạn.

Lợi thế khi làm việc với các headhunter

Cung cấp cho bạn vị trí công việc và công ty phù hợp nhật có thể, các headhunter sẽ cải thiện cơ hội tìm thấy công việc mới. Ngoài ra, xây dựng mối quan hệ tốt với các headhunter có thể mang đến cho bạn những giá trị lớn trong những năm tới vì họ sẽ giữ liên lạc và cho bạn biết về vị trí tuyển dụng phù hợp cho sự phát triển sự nghiệp của bạn.

Bí quyết thành công của nghề Headhunter 

Bí quyết thành công của nghề Headhunter 

Nghề của người làm tư vấn

Khi được hỏi về bí quyết cốt tử thành công của hãng headhunter, ông Nguyễn Đức Chính chia sẻ: Trước hết, Headhunter là những chuyên viên tư vấn, chính vì vậy, họ là những người có ít nhất 3 kỹ năng thiện xạ sau: một là giao tiếp tốt hai là kiến thức về kinh tế ngành và cuối cùng là am hiểu về con đường sự nghiệp (career path) của mỗi ứng viên. Tại HRchannels, mỗi chuyên gia headhunter của chúng tôi được đào tạo để coi mỗi cuộc phỏng vấn ứng viên là một quá trình thiêng liêng.

Thiêng liêng bởi, chuyên gia phải vừa như một người “thầy thuốc” để khám bệnh để tìm công việc phù hợp với nguyện vọng sở trường ứng viên, vừa là “người bạn tri kỷ” để chia sẻ những điều “thầm kín”, như thu nhập, mâu thuẫn với công ty cũ, những điều bức bách dẫn đến mong muốn chuyển việc,….

Xem thêm Digital Marketing là gì? Cơ hội việc làm của ngành này?

Nghề của chuyên gia xử lý dữ liệu

Để trở thành một Headhunter xuất sắc, những thợ săn đầu người phải là những chuyên gia trong lĩnh vực xử lý dữ liệu. Trên thị trường tuyển dụng, thời gian là một yếu tố sống còn khi “ai nhanh người đó thắng”, cuộc đua cung ứng nhân tài có thể về nhì nếu bạn chậm hơn các hãng tuyển dụng khác, có khi tính bằng giây.

Tìm hiểu về Headhunter vì vậy, một Chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi là một người có thể phân tích, xử lý dữ liệu tốt trong thời gian ngắn nhất. Trong cuộc đua về thời gian, một thợ săn đầu người giỏi chỉ mất 1 phút để xử lý 2 CV, điều này tương đương với một ngày làm việc, họ phải xử lý đến ít nhất vài trăm CV. Đó là một con số khổng lồ so với những ai từng làm nội bộ.

Khi công nghệ quyết định cuộc chơi

Có thể nói, Headhunting chính là một cuộc chơi công nghệ giữa các ông lớn. Chính vì yêu cầu sự phù hợp cao trong một khoảng thời gian ngắn nhất mà công nghệ được đưa vào tận dụng tối đa để nâng cao tính chính xác cũng như rút ngắn thời gian trong cuộc đua “săn nhân tài”. Một thợ săn đầu người giàu kinh nghiệm luôn biết áp dụng công nghệ để kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng dựa trên hệ thống data dữ liệu của riêng mình. Họ áp dụng thuật toán cũng như trí tuệ nhân tạo để định hướng nghề nghiệp cho ứng viên cũng như tự động hóa phân tích ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp.

Nếu như tại Việt Nam, vào những năm 2002, khi VietNamworks đi tiên phong trong tuyển dụng trẻ Internet so với Báo giấy, thì đến nay Công nghệ mạng xã hội như Linkedin.com, Talenbold.com đã giúp kết nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Việc các hãng Công nghệ này tích hợp thuật toán tìm Việc phù hợp thông qua trí tuệ nhân tạo, Chatbot,…. Đã giúp cho Doanh nghiệp và Nhân Tài được kết nối hiệu quả hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, đây cũng là nền tảng không thể thiếu hỗ trợ người làm Headhunter săn nhân sự thành công.

Xem thêm Ngành Quản trị khách sạn là gì? Cơ hội việc làm có nhiều?

Nghề xử lý khủng hoảng và stress

Nghề xử lý khủng hoảng và stress

Tìm hiểu về Headhunter cuối cùng, Headhunter thành công là người có thể xử lý công việc dưới áp lực cao. Đó là người có thể xử lý khủng hoảng tại phút 99 khi ứng viên đột ngột từ chối offer letter. Là những chiến binh luôn “say no’ với “bỏ cuộc” trong cuộc chiến kiên trì với đối tác khách hàng để chọn được nhân sự phù hợp, hay là những người thậm chí có thể bình tĩnh giải quyết khi “gặp khách hàng thiếu chữ tín” khiến bao nỗ lực, công sức của họ bị ném qua cửa sổ

Qua bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về tìm hiểu về Headhunter là gì? Headhunter và HR  có giống nhau?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.

Lộc Đạt – tổng hợp

Tham khảo ( hrchannels.com, chefjob.vn, … )

Exit mobile version