Site icon Nv.com.vn

Kỹ thuật phỏng vấn phổ biến nhất hiện nay

Phỏng vấn là một quá trình quan trọng và không thể thiếu trong quá trình tìm kiếm nguồn nhân lực. Nhà tuyển dụng nhờ vào quá trình phỏng vấn để xác định và tìm được những ứng viên tiềm năng. Ứng viên nhờ vào buổi phỏng vấn để thể hiện được năng lực của mình và tìm được công việc. Hiện nay có những kỹ thuật phỏng vấn phổ biến nào? Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu về các kỹ thuật phỏng vấn qua bài viết dưới đây.

1. Phỏng vấn là gì?

Phỏng vấn là quá trình tiếp xúc và trao đổi giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Mục đích của nhà tuyển dụng là tìm ra người phù hợp để phụ trách vị trí mà họ đang tuyển. Còn mục đích của ứng viên là apply thành công công việc mà họ mong muốn.

Phỏng vấn đóng vai trò vô cùng quan trọng với cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Là khâu vô cùng quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực của ứng viên. Ngoài ra, họ cũng sẽ hiểu rõ hơn về tính cách, thái độ ứng xử, kỹ năng giao tiếp… của từng ứng viên và tìm ra người thật sự phù hợp với vị trí cần tuyển dụng.

Còn với ứng viên, buổi phỏng vấn chính là cơ hội để họ thể hiện bản thân. Họ phải tận dụng hết kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng sao cho vừa chân thực vừa đủ khôn khéo, thông minh để có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Bí kíp phỏng vấn online thành công mà bạn không nên bỏ qua

2. Các bước trong quá trình phỏng vấn

Người phỏng vấn giới thiệu về bản thân và nói về thứ tự phỏng vấn

Ở bước đầu tiên, người phỏng vấn sẽ giới thiệu về bản thân mình và nói sơ qua cho ứng viên biết về trình tự của buổi phỏng vấn. Bước này sẽ là nền tảng giúp ứng viên hiểu hơn về người phỏng vấn mình và buổi phỏng vấn mình sẽ trải qua. Bạn sẽ trở nên linh hoạt và chủ động hơn trong việc ứng phó với những tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra.

Người phỏng vấn đặt câu hỏi phù hợp về công ty và vị trí công việc

Hiểu biết về công ty và vị trí công việc mà mình sẽ ứng tuyển là điều mà tất cả ứng viên đều phải trang bị. Sau bước giới thiệu, nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên về 2 mảng này. Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi như: “Bạn hiểu gì về công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển?, Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?”, …

Người phỏng vấn đưa ra những câu hỏi để kiểm tra độ chính xác của thông tin ứng viên trong hồ sơ

Tiếp theo nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra, đánh giá độ chính xác của thông tin trong hồ sơ ứng viên bằng cách đưa ra những câu hỏi khác nhau. Thông tin chi tiết trong CV hay Cover letter phải giống với câu trả lời thực tế. Như vậy mới tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Người phỏng vấn đưa ra những câu hỏi hành vi hoặc tình huống cho ứng viên

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng cụ thể của từng ứng viên và sàng lọc những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà họ đang tuyển. Đây là bước vô cùng quan trọng đối với ứng viên vì đây mới là lúc bạn thể hiện bản thân trước mặt nhà tuyển dụng. Hãy hành xử 1 cách khéo léo, thông minh nhưng vẫn giữ được sự trung thực. Điều ấy sẽ giúp bạn ghi điểm tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Ứng viên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Đây cũng là một bước quan trọng  giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá sự linh hoạt, khéo léo và mức độ quan tâm đến công việc của bạn. Bạn nên tập trung vào các câu hỏi về công ty và công việc mà bạn sẽ ứng tuyển.

Xem thêm: Ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn bạn cần chú ý

Kết thúc phỏng vấn và đánh giá kết quả

Sau khi có đủ thông tin, nhà tuyển dụng sẽ tổng kết sơ qua buổi phỏng vấn và thông báo ứng viên trở về và đợi kết quả. Ứng viên phù hợp sẽ sớm nhận được thông báo về việc họ được nhận và thời gian thử việc còn các ứng viên không được chọn cũng sẽ được thông báo rằng họ chưa đủ tiêu chuẩn.

3. Một vài kỹ thuật phỏng vấn

Kỹ thuật phỏng vấn 3Q

Kỹ thuật phỏng vấn 3Q là việc phỏng vấn 3 lần tại 3 địa điểm khác nhau. Nhằm kiểm chứng những lời nói của ứng viên thông qua phản ứng và cảm giác của ứng viên tại các môi trường khác nhau. Kỹ thuật này thường được áp dụng với hình thức là phỏng vấn lần 1, lần 2 và lần 3. Điều cần lưu ý khi sử dụng kỹ thuật phỏng vấn 3Q là tổng hợp và so sánh sự giống và khác nhau của những lần phỏng vấn từ ứng viên. Và điểm đặc biệt của kỹ thuật này là trong từng đợt phỏng vấn chúng ta có thể dùng kèm những công cụ khác để việc đánh giá có thể chuẩn xác hơn và nâng cao hiệu quả của buổi phỏng vấn.

Kỹ thuật phỏng vấn tạo Conflict

Kỹ thuật này được áp dụng nhằm lôi kéo nhân viên cấp cao từ công ty đối thủ về tay mình. Cái khó của kỹ thuật phỏng vấn tạo sự xung đột thường là:

Kỹ thuật phỏng vấn đuổi

Giống như kỹ thuật phỏng vấn 3Q – hỏi 3 câu hỏi liên tục theo 1 chủ đề. Nếu như kỹ thuật 3Q là tiến hành kiểm tra ứng viên tại 3 không gian khác nhau ở 3 thời điểm, thì người phỏng vấn có thể dùng kỹ thuật phỏng vấn đuổi trong từng buổi phỏng vấn ấy. Phương thức thực hiện kỹ thuật này khá đơn giản, bạn chỉ việc hỏi liên tục 3 câu hỏi trong cùng 1 chủ đề. Mục đích của những câu hỏi đuổi này là để xem khả năng trả lời của ứng viên.

Nếu như ứng viên là người suy nghĩ cẩn thận thì mạch suy nghĩ sẽ không có mâu thuẫn và liền mạch. Còn nếu như là người không chân thật thì sẽ bộc lộ những mâu thuẫn và không đồng nhất trong quá trình trả lời. Nhờ đó người phỏng vấn sẽ đánh giá ứng viên một cách rõ ràng và chính xác.

Kỹ thuật phỏng vấn STAR

Đa số nhà tuyển dụng đều khá quen thuộc với kỹ thuật phỏng vấn này. Kỹ thuật STAR là phương pháp dùng để điều tra kinh nghiệm làm việc của ứng viên bằng cách đặt ra các tình huống liên quan đến nhiệm vụ của ứng viên, xem ứng viên hành động ra sao? Đạt được kết quả như thế nào?

S: Situation có nghĩa là Hoàn cảnh

T: Task có nghĩa là Nhiệm vụ

A: Action có nghĩa là Hành động

R: Result có nghĩa là Kết quả

Công cụ DISC

DISC là bài Test giúp nhà tuyển dụng nhận biết được ứng viên thuộc nhóm người nào? D-I-S-C: D (thiên hướng chỉ huy, quyết đoán..), I (thích kết bạn, vui vẻ hòa đồng,…), S (ít thay đổi, thân thiện,…), C (chuẩn mực, nguyên tắc,…). những công cụ đánh giá DISC không chỉ áp dụng trong phỏng vấn mà còn giúp thực hiện những hoạt động như: hướng nghiệp, phân tích nhóm, tư vấn, huấn luyện, giải quyết mâu thuẫn, quản lý kế hoạch phát triển cá nhân.

Công cụ BEI (Behavioral Event Interview)

BEI là tiến trình phỏng vấn theo cấu trúc giúp dự đoán chính xác tiềm năng của ứng viên cho sự thành công của công việc sau này. Công cụ này giúp người phỏng vấn tập trung khai thác vào nội tâm, tính cách và hành vi của ứng viên nhằm đánh giá mức độ hòa nhập văn hóa công ty.

Công cụ MBTI

MBTI: là bài trắc nghiệm tính cách, đưa ra kết quả một cách định lượng tính cách của bạn cho những cặp phạm trù như:

Nhà tuyển dụng nên khéo léo đặt ra các câu hỏi hay tình huống thích hợp dựa vào công cụ MBTI để đánh giá tính cách của ứng viên. Điều này vô cùng quan trọng đối với những công việc mang tính đặc thù riêng biệt như: công việc gần như độc lập và tách biệt, công việc cần sự tập trung cao độ, hay công việc tiếp sức theo nhóm…

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin về các bước trong quá trình phỏng vấn cũng như những kỹ thuật phỏng vấn phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu rõ hơn về các kỹ thuật phỏng vấn phổ biến này.

Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: internship.edu.vn, news.timviec.com.vn, sites.google.com)

Exit mobile version