Cách tích lũy kinh nghiệm làm việc, sở hữu bí quyết tích lũy kinh nghiệm làm việc đúng đắn sẽ giúp bạn ngày càng nâng cao năng lực. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé!
Mục lục
Cách tích lũy kinh nghiệm làm việc
Xem học hỏi là một lộ trình
Không phải học một ngày là xong; không phải học những kiến thức, kỹ năng chung chung… nếu muốn có được nhiều kinh nghiệm và nhất là kinh nghiệm để ứng dụng vào công việc, bạn cần trau dồi năng lực theo từng thang bậc phù hợp với vị trí hiện tại cũng như nấc thang mà bạn đang phấn đấu hướng tới.
Học hỏi là một lộ trình, cần thời gian để tích hợp từ từ nên trong quá trình làm việc, bạn nên chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng đón nhận mọi thứ như một bài học và “cất giữ” nó. Theo nghiên cứu, những người có được sự nhuần nhuyễn trong công việc hiện tại sẽ dễ được cân nhắc vào các vị trí cao hơn là người cái gì cũng biết một chút mà không liên quan mật thiết với nhau.
Xem thêm Nhân viên sale là gì? Các công việc cần làm của nhân viên sale
Tự đánh giá bản thân để trau dồi
Mỗi vị trí đều có những tiêu chuẩn riêng nên dựa trên điều này, bạn có thể tự đánh giá lại bản thân còn thiếu sót ở đâu, từ đó có kế hoạch “lấp đầy” chúng. Nhà tuyển dụng chọn bạn hay sếp giao cho bạn một dự án không đồng nghĩa là họ hoàn toàn tin tưởng và đánh giá cao bạn mà vì muốn trao cho bạn cơ hội. Vậy nên hãy cố gắng phát triển bản thân mỗi ngày để sở hữu vốn kinh nghiệm hữu ích.
Luôn đặt ra những câu hỏi cho mình
Tự truy vấn bản thân sau mỗi ngày làm việc sẽ giúp bạn hiểu rõ được giá trị của công việc và năng lực bản thân, từ đó bổ sung các khiếm khuyết còn thiếu, hoàn thiện chính mình. Cụ thể, bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau đây:
– Ngày hôm nay, công việc của bạn đã diễn ra như thế nào? Bạn rút ra điều gì từ thành công/ khó khăn đó?
– Kế hoạch công việc ngày hôm sau của bạn là gì? Ai sẽ là cộng sự hỗ trợ công việc cho bạn sắp tới?
– Bạn cần trả lời email, điện thoại, gặp gỡ ai đó vào ngày mai không?
Sau khi trả lời hết những câu hỏi trên, hãy dành cho mình ít nhất 5 phút để thư giãn và gác lại công việc trước khi rời khỏi công ty. Đó là cách tốt nhất để bạn thôi không “ám ảnh” với công việc và cảm thấy nặng nề bởi nó.
Tại sao bạn cần tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay từ thời sinh viên?
Chứng minh về nỗ lực và năng lực của bạn
Kinh nghiệm của bạn có thể giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy nhiều hơn về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bạn. Thay vì chỉ liệt kê các kỹ năng trong CV, bạn có thể nêu chi tiết kinh nghiệm của mình trong suốt 4 năm đại học (trong học tập, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, khi thực tập,…) để cho thấy cách bạn đưa những kỹ năng của mình vào công việc, hoạt động đó như thế nào và làm tốt ra sao.
Thể hiện cam kết muốn cải thiện bản thân
Những tháng năm đại học sẽ ghi dấu quá trình phát triển của bạn cả về mặt nhận thức lẫn kỹ năng. Chính vì thế, bạn cần tích lũy kinh nghiệm trong từng hoạt động nhỏ nhất để thể hiện cam kết của chính mình trong việc cải thiện và phát triển bản thân.
Cách tích lũy kinh nghiệm làm việc là một người cầu tiến, không ngừng học hỏi và luôn cố gắng tìm cách để bản thân tốt hơn mỗi ngày là những phẩm chất nền mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ cần từ ứng viên đấy!
Xem thêm Cách vượt qua vòng phỏng vấn nếu thiếu kinh nghiệm làm việc
Chứng tỏ sự chuẩn bị của bạn dành cho công việc
Việc tích lũy kinh nghiệm trong thời gian đại học cho thấy bạn hiểu công việc này đang đòi hỏi những năng lực và kỹ năng nào.
Không những thế, kinh nghiệm của bạn còn chứng tỏ bạn đã làm việc rất chăm chỉ để thực hiện tốt chúng. Cuối cùng, nó cho thấy khát khao muốn có công việc và cách mà bạn đã thực hiện để nắm giữ nó trong tay.
Trở nên nổi bật so với các ứng cử viên khác
Sẽ có rất nhiều ứng viên cạnh tranh với bạn ở cùng vị trí đó. Song không phải ứng viên nào cũng đã tích lũy kinh nghiệm sẵn sàng từ thời đại học.
Điều này sẽ giúp bạn trở thành một ngôi sao sáng, một ứng viên hết sức nổi bật để dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Xem thêm 7 kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả giúp bạn tiến bộ hơn
Kỹ năng tích lũy kinh nghiệm hãy vừa học vừa làm
Cách tích lũy kinh nghiệm làm việc khi đã xác định phương án tích lũy kinh nghiệm cho hành trang tìm việc của mình bằng cách vừa học vừa làm thêm thì bạn hãy dành hết sức để thực hiện nó. Dưới đây là 4 điều quan trọng mà chị Hải Yến chia sẻ rằng các bạn nên ghi nhớ nhằm đảm bảo bạn sẽ có được quãng thời gian vừa học tập vừa làm việc hiệu quả nhất:
Luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh. Bởi vì nếu bạn xác định sai mục tiêu, mọi sự tập trung và lĩnh hội của bạn sẽ hoàn toàn khác. Một mục tiêu sai lệch khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả không đáp ứng được những gì mà bạn kỳ vọng.
Qua bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về cách tích lũy kinh nghiệm làm việc nhanh chóng. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – tổng hợp
Tham khảo ( glints.com, chefjob.vn, … )