Nhân viên pha chế là một trong những ngành nghề khá được các sinh viên ưa chuộng vì có thể làm bán thời gian, linh hoạt trong việc sắp xếp lịch học và làm việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những công việc và kỹ năng cơ bản cần có của một nhân viên pha chế. Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nhân viên pha chế là ai?
Nhân viên pha chế (Barista/Bartender) là người trực tiếp sáng tạo và pha chế những loại thức uống: cafe, rượu, cocktail… Với công việc pha chế này thì người pha chế sẽ gián tiếp hay trực tiếp đưa đồ uống đến khách thông qua những nhân viên phục vụ. Mặc dù vậy, không nên nhầm lẫn giữa Barista và Bartender.
- Bartender: là người pha chế nhưng chủ yếu pha chế các loại đồ uống như: soda, sinh tố, cocktail, rượu. Bartender sẽ là người phụ trách pha chế trong những quầy bar.
- Barista: cũng là người pha chế nhưng chủ yếu là pha chế cafe. Barista sẽ phải pha chế các loại đồ uống từ cafe như cafe truyền thống, cafe rang xay, tạo hình nghệ thuật cafe.. và đặc biệt là tạo ra những loại đồ uống mang hương vị thơm ngon cho khách hàng.
Xem thêm: Nhân viên lễ tân là gì? Những kỹ năng cơ bản cần có của một nhân viên lễ tân
2. Những công việc của một nhân viên pha chế
Chuẩn bị thành phần, nguyên liệu theo công thức pha chế
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết theo như công thức pha chế.
- Lên đơn nhập hàng, kiểm kê hàng hóa.
- Bảo đảm chất lượng của nguyên liệu.
- Tồn nguyên liệu, xử lý những nguyên liệu hỏng.
Thực hiện pha chế
- Nhận order.
- Thực hiện những món nước theo như yêu cầu của khách hàng.
- Bảo đảm chất lượng: Mùi vị, màu sắc, trang trí của món nước trước khi phục vụ.
Chuẩn bị dụng cụ pha chế
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ pha chế cần thiết.
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trong suốt quá trình sử dụng và sau khi sử dụng.
Dọn dẹp, sắp xếp khu vực làm việc
- Giữ cho khu vực làm việc luôn luôn sạch sẽ.
- Vệ sinh kệ, tủ và các dụng cụ pha chế.
- Sắp xếp gọn gàng các loại dụng cụ và đặt đúng nơi quy định.
- Vệ sinh tủ mát, tủ lạnh. Sắp xếp nguyên liệu gọn gàng.
Thực hiện những công việc khác theo sự phân công của Bar trưởng
- Làm việc theo như sự phân công, sắp xếp của Bar trưởng.
- Phối hợp với những bộ phận khác giúp cho dịch vụ được hoàn thiện hơn.
- Kiểm tra trang thiết bị trong khu vực làm việc. Báo cáo khi cần bảo dưỡng, bảo trì.
- Báo cáo công việc với Bar trưởng.
3. Những kỹ năng cơ bản cần có của một nhân viên pha chế
Kỹ năng giao tiếp tốt
Công việc nào cũng cần đến kỹ năng giao tiếp. Bạn cần phải hiểu khách, giới thiệu đồ cho khách cũng như nắm bắt tâm lý khách hàng thông qua giao tiếp.
Kỹ năng ghi nhớ tốt
Bạn sẽ phải ghi nhớ rất nhiều công thức đồ uống nên kỹ năng giao tiếp tốt là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Do đó, nếu muốn theo đuổi việc làm pha chế thì ngoài kiến thức, đam mê bạn cũng cần phải học và rèn luyện khả năng ghi nhớ.
Khả năng sáng tạo, biểu diễn
Khi đến các quán rượu, quầy bar, bạn thường thấy các bartender có các động tác biểu diễn pha chế đồ uống bắt mắt. Để có được những màn biểu diễn thu hút khách hàng, các bartender phải trải qua những lớp học về kỹ thuật biểu diễn. Đây chính là kỹ xảo khó nhất mà không phải ai cũng làm được. Biểu diễn chính là kỹ xảo chủ chốt giúp phân biệt một bartender nghiệp dư và chuyện nghiệp. Nếu muốn thành đạt và thăng tiến trong công việc làm pha chế thì bạn nên học và luyện tập tốt nhiều kỹ xảo biểu diễn.
Vị giác tốt
Điều bắt buộc đối với một nhân viên pha chế chính là phải có vị giác tốt. Vì để pha chế được món đồ uống ngon, bạn phải nếm được là mùi vị ngon và hấp dẫn. Vị giác tốt giúp cho các nhân viên pha chế chinh phục được khẩu vị của khách hàng, có những bước tiến tốt trong nghề.
Có óc thẩm mỹ tốt và khéo tay
Các Bartender cần có óc thẩm mỹ tốt và khéo tay. Thức uống pha chế không chỉ cần mùi vị thơm ngon mà còn yêu cầu về thẩm mỹ và hình ảnh đẹp mới có thể thu hút khách hàng. Sự khéo léo của nhân viên pha chế sẽ giúp tạo được ấn tượng tốt với khách hàng.
Hiểu biết về những loại đồ uống
Muốn pha chế tốt, nhân viên pha chế cần có nắm vững kiến thức về những loại đồ uống. Từ mùi vị đến công dụng, đặc tính, sự kết hợp,… làm cơ sở cho việc sáng tạo ra các loại đồ uống hấp dẫn và bảo đảm an toàn cho khách hàng.
4. Lộ tình thăng tiến của các nhân viên pha chế
Phụ bar (Barboy)
Là công việc khởi đầu của nghề pha chế. Công việc của bạn là trợ giúp các nhân viên pha chế (Barista/Bartender) chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu và vệ sinh quầy bar.Thỉnh thoảng bạn phải pha chế những thức uống từ đơn giản tới phức tạp. Mức thu nhập của bạn sẽ dao động từ 4-6triệu/tháng.
Nhân viên pha chế (Barista/Bartender)
Nhân viên pha chế thường được chia thành hai loại:
- Bartender là những người pha chế các loại đồ uống có cồn như Moctail, Cocktail.
- Barista là những người pha chế cà phê Latte, Espresso, Cappucino…
Nhiệm vụ chính của nhân viên pha chế là tiếp nhận yêu cầu của khách và pha chế theo công thức của nhà hàng. Bạn cũng có quyền sáng tạo đồ uống mang tính cá nhân hay theo yêu cầu đặc biệt từ khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quản lý đồ dùng, nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế. Giữ gìn vệ sinh quầy bar. Phối hợp với những bên liên quan để lên thực đơn. Làm báo cáo cho trưởng bộ phận và những các công việc khác theo yêu cầu.
Bar trưởng (Shift Leader/Head Bartender)
Để có thể làm việc vị trí Bar trưởng bạn cần phải 2-4 năm kinh nghiệm ở vị trí nhân viên pha chế. Nhiệm vụ chính ở vị trí này không chỉ còn là pha chế mà là giám sát, quản lý công việc của nhân viên pha chế, đào tạo nhân viên, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và quản lý hàng hóa, dịch vụ. Mức thu nhập ở vị trí này thường sẽ dao động từ 6-10 triệu/tháng.
Giám sát pha chế (Beverage Supervisor)
Chịu trách nhiệm giám sát bộ phận bar, giám quy trình pha chế và làm việc của nhân viên. Kiểm tra chất lượng đồ uống. Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên. Đào tạo và đề xuất tuyển dụng nhân viên. Báo cáo cho quản lý pha chế. Mức thu nhập ở vị trí giám sát pha chế thường dao động từ 8-12triệu/tháng.
Quản lý pha chế (Beverage Manager)
Nhiệm vụ chính của Quản lý pha chế là nhân sự, tổ chức, quản lý công việc trong khu vực phụ trách, có thể là một trong các loại hình Bar, nhà hàng, tầng, Lounge,… trước Quản lý Bộ phận Ẩm thực. Kiểm soát chi phí, doanh thu và lợi nhuận quầy bar. Phối hợp với những bộ phận liên quan để lên thực đơn đồ uống. Báo cáo cho quản lý bộ phận ẩm thực. Mức thu nhập của Quản lý pha chế thường sẽ dao động từ 10-15triệu/tháng
Quản lý bộ phận ẩm thực (F&B Manager)
Nếu làm việc ở vị trí này bạn sẽ có thu nhập hơn 20triệu/ tháng. Tuy nhiên, để có được nó bạn cần phải đảm nhận rất nhiều trách nhiệm như Phối hợp với Bếp trưởng điều hành trong hoạt động cũng như quảng bá ẩm thực, Quản lý tài chính bộ phận. Tuyển dụng, đào tạo nhân viên ẩm thực.
Giám đốc bộ phận ẩm thực (Director of F&B)
Đây là chức vụ cao nhất trong ngành ẩm thực, cao hơn nữa là Phó tổng giám đốc hay Giám đốc điều hành khu nghỉ dưỡng, khách sạn hay chuỗi kinh doanh lưu trú, ẩm thực. Giám đốc bộ phận ẩm thực bạn phải quán xuyến tất cả các hoạt động từ tài chính, vận hành, phối hợp bán hàng và marketing… Mức thu nhập của Giám đốc bộ phận ẩm thực tăng gấp 2, 3 lần so với vị trí Manager.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết về nhân viên pha chế cũng như những yêu cầu cơ bản cần có khi làm việc ở vị trí này. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những công việc cũng như kỹ năng của một nhân viên pha chế.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: hotelcareers.vn, blog.topcv.vn, chefjob.vn)