Nhân viên tuyển dụng là một trong những công việc khá được giới trẻ và những bạn sinh viên ra mới trường yêu thích. Vậy nhân viên tuyển dụng cần phải làm những công việc gì? Những kỹ năng cần thiết của một nhân viên tuyển dụng là những kỹ năng nào. Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thế nào là nhân viên tuyển dụng?
Nhân viên tuyển dụng (có tên tiếng là Anh Recruitment Specialists) là người đảm nhận mảng tuyển dụng nhân sự gồm các công việc như xác định nhu cầu tuyển dụng, đề xuất những phương án và tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự thích hợp với nhu cầu công việc của công ty.
Nhân viên tuyển dụng có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả cho công ty thông qua việc đáp ứng những nhu cầu về nhân sự. Nhiệm vụ chính của các nhân viên tuyển dụng là đăng tin và tìm kiếm ứng viên trên những kênh tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ và tham gia vào quá trình xây dựng những chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài.
Xem thêm: Nhân viên bán hàng là gì? Những yêu cầu cơ bản cần có của một nhân viên bán hàng
2. Những công việc của nhân viên tuyển dụng?
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà công việc của nhân viên tuyển dụng cũng sẽ khác nhau. Công việc của một nhân viên tuyển dụng thông thường sẽ bao gồm:
- Tiếp nhận và trao đổi với quản lý hay cấp trên của từng phòng ban để thống nhất về tiêu chí tuyển dụng các nhân viên mới;
- Lập bảng mô tả công việc tương ứng với từng vị trí, sau đó đăng lên website chính của doanh nghiệp hay những diễn đàn, trang tuyển dụng,…;
- Tiếp nhận CV xin việc của ứng viên, đánh giá cơ bản, chọn lọc những ứng viên sáng giá, thích hợp với công việc mà doanh nghiệp đang cần;
- Chuẩn bị những dữ liệu và tài liệu cơ bản cho các buổi phỏng vấn;
- Thông báo kết quả của buổi phỏng vấn và gửi thư cho ứng viên;
- Trao đổi với ứng viên về những chính sách và quy định của doanh nghiệp;
- Dùng công nghệ để phân tích xu hướng tuyển dụng, update tin lên trang tuyển dụng và theo dõi ứng viên trong toàn bộ quá trình;
- Báo cáo lên cấp trên các chiến lược và kế hoạch tuyển dụng;
- Tìm hiểu, phân tích và đề xuất với quản lý về chiến lược, chính sách mới khoa học và tối ưu hóa các quy trình;
- Lưu giữ, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu của những ứng viên tiềm năng.
3. Vai trò của tuyển dụng nhân sự
Đối với công ty
Tuyển dụng nhân sự có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với các công ty. Việc tuyển dụng không chỉ giúp công ty bổ sung lượng nhân lực thiếu hụt mà còn có thể mang lại cho công ty đội ngũ lao động chất lượng cao – những con người sáng tạo, nhiệt huyết và có nhiều kỹ năng tốt. Bên cạnh đó, tuyển dụng còn là khâu khởi nguồn của quá trình quản trị nhân sự. Nếu như khâu này được xử lý tốt thì các khâu tiếp theo đó mới có thể vận hành một cách thuận lợi, suôn sẻ.
Tuyển dụng được đội ngũ nhân viên tốt sẽ giúp công ty đạt được hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, nó cũng giữ cho công ty có được sức cạnh tranh bền vững. Có được càng nhiều nhân tài thì công ty sẽ càng có khả năng ngẩng cao đầu và “chiến đấu” với các đối thủ mạnh.
Đối với người lao động
Không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với công ty mà việc tuyển dụng nhân sự còn có nhiều ảnh hưởng to lớn đến đội ngũ người lao động.
- Điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất đó chính là việc tuyển dụng mang đến cơ hội việc làm cho người lao động. Nếu như quá trình tuyển dụng không diễn ra thì người lao động sẽ không có cơ hội tìm được việc làm.
- Bên cạnh đó, khi tham gia vào quá trình tuyển dụng, người lao động có thể hiểu rõ hơn về cách suy nghĩ và quan điểm của các nhà tuyển dụng. Nhờ đó, giới thiệu bản thân theo đúng hướng giúp “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng.
- Việc tuyển dụng nhân sự mới còn giúp thúc đẩy những nhân sự cũ làm việc chăm chỉ và tốt hơn. Nhân sự mới cũng sẽ nhìn vào đó mà cố gắng hết sức mình.
Đối với xã hội
Quá trình tuyển dụng nhân sự không chỉ tác động tới công ty và người lao động mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới xã hội. Tuyển dụng nhân sự thành công vừa giúp công ty có được nhân tài để thúc đẩy phát triển thịnh vượng vừa giúp cho người lao động có việc làm để kiếm thêm thu nhập. Người người có công ăn việc làm, các công ty đều làm ăn suôn sẻ thì kinh tế đất nước sẽ ngày càng phát triển hơn, chất lượng cuộc sống của người dân cũng sẽ được nâng cao hơn.
4. Những kỹ năng cần có của một nhân viên tuyển dụng
Nắm vững kiến thức
Để có thể trở thành một nhân viên giỏi thì trước hết phải nắm vững những kiến thức chuyên môn, chuyên sâu về tuyển dụng, truyền thông marketing thông tin tuyển dụng, quản trị nhân sự và hiểu biết về tâm lý học. Đây là lĩnh vực đòi hỏi nhân viên phải học sâu hiểu rộng và am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau.
Kỹ năng mềm
Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, phân tích tâm lý ứng viên, nghiệp vụ tuyển dụng, kỹ năng xử lý tình huống, tìm hiểu về nhân tướng học, trang bị các công cụ nhận diện tính cách,…và rất nhiều kỹ năng khác. Với nhiệm vụ là tìm đúng người đúng việc thì các kỹ năng mềm này là điều bắt buộc phải có đối với mỗi nhân viên.
Sàng lọc ứng viên
- Sàng lọc ứng viên là công việc hàng ngày của nhân viên tuyển dụng, sàng lọc nhiều bước sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có lựa chọn chính xác nhất và tốt nhất.
- Có thể trên giấy tờ ứng viên này có một bản CV khá hoàn thiện với những kỹ năng tuyệt vời, ứng viên khác có bằng cấp cao, ứng viên thứ ba kinh qua nhiều công ty trong khoảng thời gian ngắn, …Tuy nhiên điều quan trọng là cần tìm ra những điểm trống trong quá trình làm việc của họ, những nguyên nhân khiến họ từ bỏ công việc cũ, tìm các nhân viên thích hợp với vị trí công việc.
- Để tìm ra các ứng viên cho buổi phỏng vấn trực tiếp, việc rà soát lại thông tin sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian. Thế nhưng cần hết sức cẩn thận, nếu không sẽ mắc sai lầm. Không nên tin vào tất cả những con chữ hoàn hảo trên giấy, chỉ tuyển dụng các ứng viên trải qua được nhiều vòng và họ thuyết phục được bạn rằng họ sẽ phụ trách tốt vị trí đó.
Xây dựng bản mô tả công việc cụ thể
Vị trí công việc là gì, đòi hỏi kinh nghiệm, bằng cấp ra sao, những kỹ năng bổ trợ như thế nào. Bên cạnh đó, cần nêu cụ thể yêu cầu trong quá trình phỏng vấn, mức lương, ngày đăng tuyển, ngày hết hạn. Càng cụ thể thì sẽ càng tốt, tạo một bảng mô tả minh bạch, rõ ràng sẽ giúp thu hút ứng viên, tạo ra sự nổi bật so với những doanh nghiệp khác.
Rèn luyện kỹ năng phỏng vấn
Đây là giai đoạn khá quan trọng trong quy trình tuyển dụng. Từ việc lên danh sách những câu hỏi tuyển dụng để xác định đúng năng lực và thái độ thật sự của ứng viên, sử dụng linh hoạt nhiều dạng câu hỏi khác nhau khi phỏng vấn, dạng hành vi trong quá khứ, câu hỏi dạng truyền thống. Hơn nữa bạn cần phải làm chủ buổi phỏng vấn, tạo không khí thân thiện nhằm giảm bớt căng thẳng cho ứng viên, giúp cho buổi phỏng vấn thành công hơn.
Học cách làm việc nhóm
Có mối quan hệ tốt đối với đồng nghiệp sẽ mang đến nhiều lợi thế cho bạn và có thể giúp đỡ nhau trong công việc. Bên cạnh đó, tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp cũng sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều từ việc chia sẻ các kinh nghiệm.
Lời kết
Mỗi công việc khác nhau đều sẽ yêu cầu những kiến thức và kỹ năng không giống nhau. Do đó, nếu có định hướng theo ngành quản trị nhân sự, đặc biệt là làm nhân viên tuyển dụng thì bạn nên trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng thật cần thiết. Giúp bạn dễ dàng thành công trong các cuộc phỏng vấn tìm việc cũng như khi thật sự làm việc sau này.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: working.vn, news.timviec.com.vn, codon.vn)