Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của internet và mạng xã hội, nhân viên IT cũng ngày càng khan hiếm nguồn lực và được tuyển dụng khá nhiều. Vì thế, nhân viên IT đang là một trong những ngành nghề khá thu hút hiện nay. Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu về những lưu ý khi đi phỏng vấn nhân viên IT và những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên IT qua bài viết sau.
Mục lục
1. Nhân viên IT là gì?
IT là từ viết tắt của cụm từ Information technology. Trong đó Information có nghĩa là thông tin và Technology có nghĩa là công nghệ. IT nghĩa là công nghệ thông tin tức là sử dụng các phần mềm và máy vi tính nhằm lưu trữ, xử lý, chuyển đổi, bảo vệ cũng như thu thập hay truyền tải thông tin. Công việc của nhân viên IT là duy trì những hoạt động của hệ thống máy tính và mạng, bảo đảm cho chúng luôn trong tình trạng tối ưu nhất. Ngoài ra, họ còn hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn nhân sự những kỹ năng cơ bản để có thể sử dụng và chạy các chương trình máy tính, cơ sở hạ tầng IT một cách hiệu quả và an toàn.
Xem thêm: Nhân viên IT Helpdesk là gì? Những công việc chính của nhân viên IT Helpdesk
2. Những lưu ý khi đi phỏng vấn nhân viên IT
Tác phong lịch sự, chỉnh chu
Trang phục là một điều khá quan trọng trong những buổi phỏng vấn nhân viên IT. Việc chuẩn bị một trang phục lịch thiệp, tác phong chỉnh chu sẽ giúp bạn tự tin hơn so với hàng trăm ứng viên khác. Đây cũng là ấn tượng ban đầu của bạn đối với nhà tuyển dụng, vì thế hãy làm cho họ cảm thấy thiện cảm và hài lòng với tác phong của bạn.
Biểu lộ cảm xúc tích cực
Nhà tuyển dụng thường rất để ý cảm xúc mà bạn biểu lộ trong quá trình phỏng vấn nhân viên IT. Nếu như bạn thường xuyên chớp mắt, gõ tay xuống bàn hay gãi đầu, nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn đang lúng túng và bối rối. Do đó, hãy biểu lộ cảm xúc tích cực, luôn thể hiện thái độ hào hứng và tập trung vào cuộc phỏng vấn. Thái độ tự tin sẽ giúp cho bạn ghi điểm cao trong mắt nhà tuyển dụng.
Trả lời đúng trọng tâm và ngắn gọn
Trước khi tham dự những buổi phỏng vấn nhân viên IT, bạn nên lên danh sách dự trù những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra. Điều này giúp cho bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nếu cần thiết, bạn nên xin phép nhà tuyển dụng cho bạn thêm thời gian để phán đoán và suy nghĩ về ý đồ của nhà tuyển dụng trước khi đưa ra câu trả lời. Trong bất kỳ câu trả lời nào, bạn cũng cần trả lời đúng trọng tâm và chính xác. Việc bạn có thể diễn đạt trôi chảy, sắp xếp nội dung một cách logic, tập trung giải quyết vấn đề mà nhà tuyển dụng đưa ra sẽ khiến họ cảm thấy hài lòng về bạn.
Xem thêm: Cách phỏng vấn cho người không chuyên cần nên chú ý
Đặt câu hỏi một cách thông minh
Để có một cuộc phỏng vấn thành công, bạn cần nghiên cứu kỹ về yêu cầu của công việc và thông tin của nhà tuyển dụng. Việc tìm hiểu kỹ về thông tin công việc sẽ giúp bạn hiểu được yêu cầu của công việc và nhà tuyển dụng cần gì để chuẩn bị tâm lý đối phó với các câu hỏi phỏng vấn nhân viên IT “khó nhằn” của nhà tuyển dụng.
Trong một vài cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cho bạn thời gian đặt câu hỏi với họ. Bạn có thể đặt các câu hỏi liên quan đến các công ty, như: Những dự án hiện tại mà công ty đảm nhận? Dự án nào là lớn nhất? … hoặc bạn có thể hỏi những câu hỏi liên quan đến mức lương, các quyền lợi và chế độ mà bạn được hưởng. Khi đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng, bạn nên đặt câu hỏi một cách khéo léo và thông minh.
3. Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên IT
Bạn thường dùng nguồn nào từ internet để hỗ trợ cho công việc?
Đa số người làm trong ngành CNTT đều có cho mình những lựa chọn riêng về những cộng đồng trực tuyến, website, nguồn dữ liệu trực tuyến và những nguồn thông tin khác dựa vào sở thích của họ. Do đó, khi hỏi câu này nhà tuyển dụng sẽ khám phá được mức độ hòa nhập vào cộng đồng IT của ứng viên.
Bạn thường làm gì để rèn luyện những kỹ năng công nghệ?
Một ứng viên CNTT chuyên nghiệp sẽ vô cùng để tâm đến việc phát triển và rèn luyện kiến thức của bản thân thông qua việc tham gia diễn đàn, đọc các blog chuyên ngành hay tham gia những khóa học. Vì thế câu hỏi phỏng vấn này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự nhiệt tình và chuyên nghiệp của ứng viên đối với nghề CNTT.
Bạn sẽ giải thích như thế nào về công nghệ cho người không có chuyên môn dễ hiểu nhất?
Một trong số các nhiệm vụ của người làm nghề IT chính là phải giải thích được những vấn đề công nghệ dễ hiểu và đơn giản nhất cho người không có chuyên môn hiểu và làm được. Vì thế khi hỏi câu này nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra được khả năng trình bày, giao tiếp và giải thích vấn đề của ứng viên. Nhà tuyển dụng cần xem xét các ứng viên có thể giải thích đơn giản mà không lạm dụng những từ tốt nghĩa hay viết tắt hay không.
Theo bạn thì đâu chính là phẩm chất quan trọng để người làm CNTT có thể thăng tiến?
Câu hỏi thế này sẽ giúp nhà tuyển dụng kiểm tra suy nghĩ của ứng viên về công việc và họ có thể đem lại những gì cho công việc của mình. Hơn nữa, câu hỏi này còn có thể giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu cách ứng viên giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, sự tỉ mỉ và những kỹ năng công việc khác.
Bạn hãy kể về các thất bại mà bạn đã gặp phải trong công việc?
Gặp thất bại trong công việc là điều vô cùng bình thường. Mặc dù vậy, sự khác biệt giữa ứng viên xuất sắc và những ứng viên khác là họ luôn biết cách dùng các thất bại đó để làm bàn đạp phát triển trong tương lai. Khi hỏi câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ biết được cách mà ứng viên xử lý tình huống và các bài học mà họ học được từ những thất bại trong công việc.
Vì sao bạn chọn làm việc trong ngành IT?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được tính cách và quan điểm nghề nghiệp của ứng viên. Một ứng viên thích hợp sẽ thể hiện sự hiểu biết của bản thân về công việc cũng như động lực làm việc của họ. Ứng viên sẽ chứng minh được vì sao họ lại khác biệt hơn so với những ứng viên khác.
Bạn đánh giá cao đối với sản phẩm công nghệ nào? Vì sao?
Đây là câu hỏi giúp bạn đánh giá mức độ chuyên môn và thái độ nghề nghiệp của ứng viên. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu được định hướng nghề nghiệp cũng như lĩnh vực mà ứng viên quan tâm hay muốn theo đuổi. Hơn nữa, câu hỏi này còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá được quan điểm cá nhân, trình độ hiểu biết và định hướng phát triển trong công việc của ứng viên.
Khi có sự bất đồng về quan điểm giữa những thành viên trong nhóm với Leader, bạn sẽ làm như thế nào?
Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá thái độ làm việc, khả năng tương tác với đồng nghiệp, khả năng giải quyết tình huống và thích ứng với văn hóa công ty của ứng viên. Bạn cần tìm kiếm thái độ hợp tác và sự cầu thị của ứng viên thông qua câu trả lời của họ. Bên cạnh đó, sự chuyên nghiệp và thẳng thắn của ứng viên cũng là điều mà bạn cần đề cao.
Kế hoạch sự nghiệp trong 5 năm tới của bạn là gì?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự nghiêm túc của ứng viên đối với nghề nghiệp và sự thích hợp của họ đối với định hướng phát triển của công ty.
Bạn mong đợi điều gì ở công việc này?
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sự hiểu biết về công ty của ứng viên và nguyện vọng của họ đối với công việc.
Theo bạn đâu chính là nguyên nhân đem đến thành công cho bạn trong công việc?
Khi hỏi câu này nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu được phong cách và phương thức làm việc của ứng viên. Bên cạnh đó cũng biết được cách ứng viên đánh giá và nhìn nhận những thành công của họ.
Bạn thường quản lý và sắp xếp công việc như thế nào?
Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không muốn tuyển dụng một nhân viên chỉ biết “ngồi chơi qua ngày”. Vì thế hãy đặt câu hỏi này để tìm hiểu về cách mà ứng viên sử dụng thời gian và tổ chức công việc. Câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên có phải người chủ động trong công việc hay không.
Bạn đã có kinh nghiệm gì liên quan đến công việc này?
Đây chính là một câu hỏi tuyệt vời giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu xem ứng viên có các kinh nghiệm thích hợp với vị trí mà bạn đang tuyển dụng hay không.
Bạn thích và không thích công việc này ở điểm gì?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên.
Bạn sẽ làm gì để phụ trách những trách nhiệm lớn hơn trong công việc?
Đây chính là câu hỏi sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên có phải là người có tinh thần cầu tiến và quan tâm đến việc phát triển các chuyên môn nghiệp vụ hay không.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết cho những bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin hoặc những bạn muốn chuyển hướng sang làm nhân viên IT về những lưu ý khi đi phỏng vấn nhân viên IT. Bên cạnh đó, bài viết này còn cung cấp những câu hỏi thường hay xuất hiện trong buổi phỏng vấn nhân viên IT. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn chuẩn bị thật tốt và tự tin khi đi phỏng vấn nhân viên IT.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: blog.topcv.vn, hrchannels.com, blog.topcv.vn)