Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên ngân hàng chính là một trong những vấn đề mà các bạn sinh viên ngân hàng hoặc những ứng viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng rất quan tâm và có mong muốn tìm hiểu. Vậy kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên ngân hàng gồm có những gì? Những điểm mà ngân hàng mong muốn có ở một ứng viên là gì? Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu về kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên ngân hàng qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thế nào là nhân viên ngân hàng
Ngân hàng chính là tổ chức tài chính phát triển trên thị trường nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện các dịch vụ về tài chính. Mặt khác, ngân hàng cũng là sự kết nối giữa nguồn tài chính và khách hàng.
Nhân viên ngân hàng sử dụng thuật ngữ chuyên ngành chính là Bank Clerk. Đây cũng là thuật ngữ nói về nhân sự làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. Nhân viên ngân hàng làm việc ở những lĩnh vực khác nhau như thực hiện yêu cầu của khách hàng, tín dụng, giao dịch thanh toán quốc tế,… và rất nhiều hình thức tài chính khác.
Xem thêm: Nhân viên IT Helpdesk là gì? Những công việc chính của nhân viên IT Helpdesk
2. Một số kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng
Phỏng vấn được xem là cửa ải cuối cùng trong những quy trình tuyển dụng của ngân hàng hay là các doanh nghiệp . Do đó, ở vòng này các bạn cần trả lời tốt các câu hỏi của nhà tuyển dụng, chứng minh được bản thân hơn những người khác và tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng để họ không thể bỏ qua bạn. Hãy lưu ý một số những kinh nghiệm dưới đây:
Tìm hiểu thông tin về ngân hàng
Hãy chắc chắn rằng khi bạn ứng tuyển, điều cần làm đầu tiên đó là tìm hiểu rõ về thông tin ngân hàng đó. Điều đó, giúp cho bạn không chỉ nắm bắt được thông tin về nơi mong muốn làm việc mà còn hiểu rõ về ngân hàng đó để dễ dàng trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng đề cập đến trong buổi phỏng vấn.
Bạn cần nắm rõ tên ngân hàng, slogan hay lịch sử, logo, mục tiêu… những điểm nổi bật hay tạo ấn tượng tốt của ngân hàng. Chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ hỏi: Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng…? Nếu bạn đã tìm hiểu rõ bạn sẽ dễ dàng giải đáp được câu hỏi này chứ. Mặt khác, thông tin về bộ máy cũng như ban lãnh đạo bạn cũng nên nắm rõ để chứng minh sự quan tâm sự hiểu biết của mình đối với doanh nghiệp.
Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển tại ngân hàng
Vị trí ứng tuyển của bạn là gì bạn phải nắm rõ bởi nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi “bạn có hiểu gì về vị trí hay công việc này không”. Để trả lời được các câu hỏi này bắt buộc bạn phải hiểu rõ vị trí mình đang ứng tuyển, trả lời về công việc thuyết phục và chứng minh được sự phù hợp của bản thân về công việc này. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm top việc làm ngành ngân hàng, để hiểu rõ hơn về các vị trí mà mình phù hợp với công việc nào nhất.
Chuẩn bị kiến thức và trang phục phù hợp
Khi bạn được mời đến phỏng vấn là bạn đã đi gần đến đích, chính vì vậy đừng để bất cứ lý do nào làm mất đi cơ hội việc làm của mình. Trang phục cũng là một yếu tố mà nhà tuyển dụng chú ý và đánh giá bạn khi bắt đầu buổi phỏng vấn.
Ngân hàng thường là môi trường nghiêm túc, lịch sự. Do đó, bạn nên cân nhắc tránh mặc những bộ đồ quá xuề xòa hay thoải mái, rườm rà không nên quá cầu kỳ. Ăn mặc giản dị, trang điểm nhẹ nhàng, lịch sự, dễ nhìn, thanh lịch. Đặc biệt hơn là, không nên có quá nhiều mùi như nước hoa hay mùi khác khiến người đối diện khó chịu.
Mặt khác, kiến thức cũng là vấn đề bạn cần trang bị hết sức kỹ lưỡng. Đó cũng là yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá chuyên môn và năng lực của bạn. Ngoài ra, kiến thức chuyên môn sẽ được test ở những vòng thi trước đó, khi phỏng vấn cũng có thể nhắc lại xem bạn có vấn đề gì cần cân nhắc không. Nhà tuyển dụng cũng sẽ dùng bài thi trước đó của bạn để hỏi thêm thông tin. Do đó, hãy chắc rằng bạn sẽ nắm vững kiến thức chuyên môn nhé.
Đối diện với nhà tuyển dụng
Rất nhiều ứng viên có kỹ năng chuyên môn và kiến thức rất tốt nhưng vòng đối diện thường hay để mất điểm. Khi tham gia buổi phỏng vấn bạn nên biểu hiện tốt ngay từ khi ở phòng chờ, tùy vào từng vị trí ứng tuyển bạn cần có thái độ thể hiện được sự lịch sự, nhã nhặn trong bất cứ tình huống nào.
Hãy chủ động chào, không nên quá khép nép, tự tin tránh để bị run. Do đó, các bạn sẽ dễ bị nhà tuyển dụng đánh giá không tốt. Bạn cần bình tĩnh trong suốt quá trình phỏng vấn, hãy tỏ ra dễ gần và thân thiện, chủ động trong mọi việc khi phỏng vấn, hãy thật chú ý đến câu hỏi mà nhà phỏng vấn đưa ra để tránh trả lời bị lạc đề.
Khi trả lời phỏng vấn của nhà tuyển dụng nên nhìn thẳng vào vùng tam giác giữa hai mắt và miệng của đối phương, tránh nhìn thẳng vào mắt. Cố gắng trả lời dễ hiểu, ngắn gọn, không quá dài dòng, hãy nêu những ý chính và có tác động tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.
Kết thúc cuộc phỏng vấn bạn đừng quên câu chào nhà tuyển dụng, chủ động chào và cảm ơn. Đó cũng là kỹ năng giao tiếp tối thiếu. Dù kết quả phỏng vấn có như thế nào thì bạn cũng nên gửi lời cảm ơn bởi chắc chắn bạn cũng học tập được nhiều điều và kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng khi tham gia ứng tuyển vào các doanh nghiệp khác.
3. Những điều mà ngân hàng mong muốn ở ứng viên
Chuyên môn vững chắc
Bạn cần có nền tảng kiến thức về tài chính khả năng tính toán, xử lý số liệu nhanh chóng. Vì công việc ở ngân hàng thuộc về lĩnh vực tài chính và liên quan đến những con số.
Giao tiếp giỏi
Nhân viên ngân hàng thường phải tiếp xúc, tư vấn và thuyết phục khách hàng. Thỉnh thoảng có một vai vai trò phải đại diện cho ngân hàng ở những sự kiện. Do đó, các ứng viên ngân hàng cần phải giỏi giao tiếp.
Xem thêm: Nhân viên Business Analyst là gì? Những công việc cơ bản của nhân viên Business Analyst.
Giỏi kỹ năng tin học văn phòng
Các nghiệp vụ ngân hàng đều phải thực hiện trên phần mềm và máy tính. Vì vậy, khi tuyển dụng bạn cần chú ý đến kỹ năng tin học văn phòng của ứng viên.
Chủ động và độc lập trong công việc
Công việc ở ngân hàng đòi hỏi nhân viên phải hỗ trợ và xây dựng mối quan hệ với khách hàng cho tốt. Hơn nữa, một vài vị trí còn phải phải ra khỏi văn phòng tìm kiếm khách hàng hoặc phải đi công tác xa. Do đó, bạn cần tìm ứng viên có tố chất chủ động và độc lập để hoàn thành tốt công việc tốt nhất.
Tinh thần đồng đội
Tinh thần đồng đội vô cùng quan trọng với sự thành công của một nhân viên ngân hàng. Vì khi các nhân viên đoàn kết trong công việc thì mới có thể mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Đạo đức nghề nghiệp
Công việc của nhân viên ngân hàng có liên quan đến các tài sản thế chấp và tiền bạc. Do đó, tuyển dụng nhân viên có đạo đức nghề nghiệp là sẽ giúp ngân hàng tránh được những nguy cơ thất thoát.
4. Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên ngân hàng phổ biến
Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào ngân hàng chúng tôi?
Câu hỏi này giúp bạn biết được ứng viên hiểu biết bao nhiêu về ngân hàng của mình. Hơn nữa còn cho bạn biết ứng viên đã cân nhắc kỹ trước khi nộp đơn ứng tuyển chưa.
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Câu hỏi này giúp bạn kiểm tra tham vọng, khả năng và kỹ năng lập kế hoạch tương lai của ứng viên. Ngoài ra bạn còn có thể xác định được mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên có thích hợp với mục tiêu và chiến lược nhân sự dài hạn của ngân hàng không.
Bạn hiểu những gì về công việc này?
Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp bạn biết được ứng viên có tìm hiểu về vị trí mà họ đang ứng tuyển hay không và biết được ứng viên có bao nhiêu nghiêm túc và đam mê với công việc.
Giả sử bạn đang làm việc ở ngân hàng chúng tôi thì có một ngân hàng khác mời bạn làm việc với mức lương cao hơn. Bạn sẽ làm như thế nào?
Qua câu trả lời của ứng viên bạn sẽ biết ứng viên có xem trọng ngân hàng của bạn không.
Điểm mạnh/ điểm yếu của bạn là gì?
Câu hỏi này giúp bạn đánh giá tính thẳng thắn, sự trung thực và khả năng đánh giá bản thân của ứng viên. Một nhân sự giỏi luôn là người có thể hiểu rõ cả ưu và nhược điểm của bản thân.
Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
Điều bạn cần tìm trong câu trả lời của ứng viên là ứng viên có hiểu những gì về vị trí họ ứng tuyển và kiến thức, các kỹ năng, kinh nghiệm cho thấy họ có thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc.
Bạn sẽ làm gì để bù đắp cho việc thiếu kinh nghiệm làm việc?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá được ứng viên có thực sự yêu thích và đam mê công việc hay họ chỉ muốn kiếm cho được một công việc.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin về kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên ngân hàng cũng như những điều mà nhà tuyển dụng của ngân hàng mong muốn có ở mỗi ứng viên. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp cho những ứng viên có mong muốn làm việc ở ngân hàng hay những sinh viên ngân hàng mới ra trường có thêm được nhiều kinh nghiệm và chuẩn bị tốt cho mọi cuộc phỏng vấn.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: hrchannels.com, news.timviec.com.vn, vn.joboko.com)