Nhân viên L&D là gì? L&D là một trong những phòng ban giúp nâng cao năng lực của lực lượng nhân sự, góp phần vào thành công của công ty và đặc biệt là phòng nhân sự. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các nhân viên L&D cần phải làm những công việc gì cũng như những vai trò thiết của nhân L&D đối với công ty là gì. Hãy cùng nv.com.vn tìm hiểu về công việc và vai trò của các nhân viên L&D qua bài viết sau.
Mục lục
1. Thế nào là L&D
Hiện nay, L&D là khái niệm được nhắc khá nhiều trong các công ty. L&D chính là từ viết tắt của cụm từ Learning & Development và được hiểu là đào tạo và phát triển. Việc đào tạo và phát triển luôn là công việc được đề cập hàng ngày trong các cuộc họp nhằm đưa ra các chiến lược L&D hoàn hảo và tìm cách phát triển các chiến lược, kế hoạch.
Ở thời kỳ phát triển như vũ bão của công nghiệp hóa và kinh tế thì khái niệm về L&D đã xuất hiện và được các công ty phát triển trong nhiều năm. Mặc dù vậy, những giải pháp về đào tạo và phát triển cho công ty được tạo ra và đưa vào sử dụng trong công ty trong một thời gian nhưng không đưa ra được sự hiệu quả nên cuối cùng lại đóng bụi.
2. Công việc của các nhân viên L&D là gì
Tìm hiểu về nhu cầu học tập của nhân viên
Có nhiều cách để tìm hiểu được nhu cầu học tập của nhân viên. Các nhân viên L&D có thể làm bảng khảo sát, phỏng vấn trực tiếp hay thông báo qua email. Trong đó, trao đổi trực tiếp luôn mang đến kết quả tốt nhất.
Lập kế hoạch đào tạo
Từ các nhu cầu học tập trong công ty, các nhân viên L&D sẽ lên kế hoạch đào tạo cho một năm hay theo từng giai đoạn. L&D Manager sẽ lên kế hoạch tổng thể và các nhân viên L&D sẽ lên kế hoạch triển khai chi tiết.
Phân loại các chương trình đào tạo
- Đào tạo bắt buộc: Đào tạo hội nhập hay đào tạo định hướng; đào tạo về hệ thống; phòng cháy chữa cháy; quy định bảo mật của công ty.
- Kỹ năng đặc thù cho công việc: Mỗi vị trí sẽ có các kỹ năng đặc thù riêng mà nhân viên cần phải học hỏi để phục vụ cho công việc. Nhiều doanh nghiệp sẽ tổ chức liên tục, định kỳ những chương trình này để bảo đảm nhân viên có thể thích nghi với công việc.
- Kỹ năng mềm: Đây là khóa học thích hợp với nhân sự của nhiều phòng ban. Nếu như quản lý cảm thấy nhân viên của mình thiếu kỹ năng gì thì có thể cử đi học. Cấc nhân viên cũng có thể chủ động đăng ký học thông qua bộ phận L&D. Một số kỹ năng mềm thường được đào tạo như: kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tiếng anh và quản trị công việc.
- Kỹ năng lãnh đạo: Nhiều công ty quy mô lớn đã thực hiện các chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho nhân viên. Đặc biệt là cho đội nghĩ quản lý cấp trung.Vì không phải ai sinh ra cũng đã biết cách để làm một người sếp giỏi.
Triển khai những chương trình đào tạo
Hình thức đào tạo
Về hình thức học có thể chia thành: offline, online và blended learning. Online learing là hình thức đào tạo trực tuyến. Một vài khóa học có thể trình bày thành clip hay slide để cho nhân viên học online. Cũng có thể học qua webinar đối với các tổ chức có nhân viên ở nhiều khu vực khác nhau. Offline learning là hình thức tổ chức đào tạo truyền thống. Tức là tập hợp mọi người vào phòng họp và có người đào tạo đứng trên để hướng dẫn. Blended learning là kết hợp cả 2 cách học offline và online.
Công cụ đào tạo
- Training: Tổ chức lớp học có người trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy;
- Mời speaker: Tổ chức những buổi có mời những người có kinh nghiệm, chuyên môn hay chuyên gia tới chia sẻ;
- Facilitating: Tổ chức hoạt động, điều phối mọi người cùng thảo thuận để tìm hướng giải quyết
- Coaching: Khai vấn, để một nhân sự cấp quản lý khai vấn và giúp đỡ cho nhân viên; đặt các câu hỏi hướng dẫn để người được coach có thể tự tìm ra phương án giải quyết;
- Mentoring: Hướng dẫn, chỉ dạy; ghép cặp một mentor là người giỏi về các kỹ năng nào đó hướng dẫn lại cho các mentee tức là những người cần học các kỹ năng đó;
- Consulting: tư vấn, đưa ra các phưng án giải quyết dựa trên vấn đề của mỗi nhân viên.
Triển khai chi tiết
- Lên lịch và xây dựng kế hoạch đào tạo;
- Đăng ký phòng, thông báo tới người học và những bộ phận liên quan;
- Chuẩn bị tài liệu, giáo án, nội dung cho buổi học;
- Tổ chức học, các nhân viên L&D cũng có thể là người trực tiếp giảng dạy;
- Lấy feedback của học viên sau khóa học.
Theo dõi và đánh giá sau khóa học
Đây là một công việc quan trọng mà các L&D cần làm sau khi triển khai các chương trình đào tạo. Đo lường sau mỗi lớp đào tạo sẽ giúp xác định các thông tin sau:
- Sự hài lòng của nhân viên với chương trình đào tạo đến hiệu suất làm việc của nhân viên;
- Tính hiệu quả của chương trình đào tạo;
- Tác động của chương trình đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhờ đó bộ phận L&D sẽ có thêm thông tin giúp cải thiện các chương trình học sau này. Hoặc tập trung vào những chương trình mang lại hiệu quả.
Hỗ trợ các phòng ban khác
Công việc của phòng L&D sẽ liên quan tới những bộ phận khác. Chẳng hạn như: xây dựng lộ trình đào tạo và phát triển cho từng nhân viên và khung năng lực cho từng vị trí.
Xem thêm: Nhân viên bán hàng là gì? Những yêu cầu cơ bản cần có của một nhân viên bán hàng
3. Vai trò của nhân viên L&D đối với công ty là gì
Phát triển năng lực của các nhân viên
Khả năng của con người nếu như không được phát hiện và rèn luyện thì cũng sẽ dần bị mai một. Con người cần được đầu tư và phát triển liên tục thông qua việc bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, thông tin. Công nghệ phát triển không ngừng, những kiến thức mới liên tục được cập nhật. Nếu nhân viên không được tiếp cận cái mới, bổ sung kiến thức thì sẽ không theo kịp với những thay đổi, nhanh chóng trở nên lạc hậu. Dẫn đến giá trị và năng lực của nguồn nhân lực cũng giảm xuống.
Ngoài ra, việc phát hiện và phát triển những khả năng của người lao động sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ nhân viên tốt nhất, tìm ra được những người có tố chất hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Thu hút và giữ chân nhân tài
Thu hút được nhân tài là một việc không hề dễ dàng. Thế nhưng làm sao để giữ chân nhân tài, giúp họ phát huy tất cả năng lực của mình, cống hiến cho doanh nghiệp lại càng khó hơn. L&D là bộ phận thực hiện những chiến lược tạo động lực, kích thích người lao động học hỏi, phát triển chuyên môn và bản thân. Người lao động không chỉ có cơ hội tìm được việc làm mà còn nhận được cơ hội học tập và phát triển bản thân. Nếu như không có các chính sách L&D, người lao động sẽ có xu hướng rời khỏi doanh nghiệp khi cảm thấy rằng họ không còn tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và có nguy cơ bị loại bỏ.
Hỗ trợ thực hiện các chiến lược kinh doanh
Các nhân viên L&D tập trung vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Điều này góp phần gián tiếp vào việc thực hiện những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân sự chính là yếu tố quan trọng để một doanh nghiệp bảo đảm hoạt động của mình. Họ là người tham gia vào việc thực hiện những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như không có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn, luôn tiếp cận và bổ sung kiến thức, thông tin mới, có tinh thần sẵn sàng làm việc thì công ty đó khó có thể nắm bắt được cơ hội và hiện thực hóa chiến lược kinh doanh của mình.
Tạo động lực cho nhân viên
Các nhân viên L&D có vai trò tạo động lực học tập và tinh thần làm việc cho nhân viên. Ngoài hưởng lương, thưởng theo đúng chính sách công ty, nhân viên còn được tiếp cận và học tập với cái mới. Tức là nhân viên vừa có thêm kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, vừa giúp nâng cao giá trị bản thân.
Lời kết
Trên đây là những thông tin tổng hợp về nhân viên L&D, những công việc cần làm và vai trò của phòng L&D đối với các doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp cho mọi người có được cái nhìn tổng quan hơn về công việc và vai trò của các nhân viên L&D
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: ybox.vn,timviec365.vn, vn.elsaspeak.com)